9 ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ Ở ANH QUỐC 9 things you didn’t know about a UK general election

Hôm qua, 7 tháng 5, cả vương quốc Anh đã đi tổng tuyển cử để bầu chọn ra những người đại diện dẫn dắt đất nước trong 5 năm tới. Kết quả vẫn chưa được biết vì chưa công bố, tuy nhiên có nhiều điều rất thú vị đã công bố rồi nhưng có thể bạn vẫn chưa biết như: bạn có được dắt chó đến điểm bầu cử hay không? Nữ hoàng Anh có được phép đi bầu không? Hay vì sau người Anh luôn tổ chức tổng tuyển cử vào đúng ngày thứ Năm? Tất cả những câu trả lời sẽ có trong chuyến tàu của English For ALL tới ga British Way hôm nay. All aboard!

1. Chỉ được bầu bằng chữ “X” thôi ah? Không, nhiều hơn thế.

X

Mặc dù có hướng dẫn chính thức là viết một dấu “X” trong ô vuông cạnh tên ứng cử viên (candidate) mà bạn muốn bầu ( vote for), tuy nhiên bạn đánh dấu bằn một dấu gạch (a tick), một con số hay thậm chí vẽ mặt cười (a smiley face) vào thì phiếu bầu vẫn hợp lệ. Uỷ ban bầu cử (The Electoral Commission) nói rằng như vậy lá phiếu không bị lỗi, và vẫn đi thẳng vào vòng kiểm phiếu cuối cùng (final count) miễn là “ý nguyện của cử tri đã rõ rang trên phiếu bầu” (the voter’s intention is clear on a ballot paper)

2.Vì sao ngày bầu cử luôn là ngày thứ Năm?

Ngày tổng tuyển cử luôn được tổ chức vào thứ Năm đó là do truyền thống, hoàn toàn không phải do luật, thực tế người ta được phép tổ chức tổng tuyển cử vào ngày nào trong tuần cũng được. Một trong những giả thuyết đưa ra để giải thích điều này đó là, ngày xưa, ngày thứ Sáu là ngày trả lương (pay day), vì vậy nếu tổ chức bầu cử vào ngày thứ Năm thì tỉ lệ người đi bầu (turnout) sẽ tốt bởi vì các cử tri (voters) sẽ không quá say xỉn. Lần cuối cùng có một cuộc tổng tuyển cử diễn ra không phải là thứ năm là Thứ Ba, 27/10/1931. Trong những năm gần đây, Uỷ ban bầu cử thường gợi ý nên tổ chức ngày bầu cử (Polling Day) vào cuối tuần để nâng cao tỉ lệ người đi bầu

3.Những người bạn “bốn chân”

 Bạn có thể mang chó vào các điểm bầu cử miễn là chúng không làm ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu. Uỷ ban bầu cử cho phép (gives the thumbs up) cho những người bạn đồng hành đặc biệt đó. Những ai có từ hai hay nhiều chó trở lên được quyền yêu cầu nhân viên tại điểm bầu cử………trông chó họ trong khi họ đi bầu. Nếu như bạn…….cưỡi ngựa để đi bầu, nên lưu ý rằng ngựa của bạn cần phải buộc chắc chắn bên ngoài điểm bầu cử

Hot dog

4. Kết quả bầu ngang nhau

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một kết quả hoà – các ứng viên có số phiếu bầu ngang nhau (a tied result)? Trong trường hợp xảy ra tình huống này, cán bộ điều hành bầu cử sẽ quyết định kết quả bằng……..rút thăm (by lot). Ví dụ, tên của các ứng viên có kết quả ngang nhau (tied candidates) có thể viết lên giấy và cho vào mũ rồi rút hoặc sử dụng đồng xu ( a coin) xấp ngửa. Sử dụng cách thức nào sẽ do cán bộ bầu cử quyết định

5. Tỷ lệ người đi bầu cử (turnout)

Tỉ lệ người đi bầu cử thấp nhất trong một cuộc tổng tuyển cử của Anh là vào cuối thế chiến lần thứ nhất (World War I) khi chỉ có 57.2% tỉ lệ cử tri hợp lệ đi bỏ phiếu. Giữa những năm 1922 cho đến 1997 luôn từ 71% trở lên, năm 1950 lên tới 83.9%. Năm 2001, tỷ lệ đạt 59.4%, năm 2005 là 61.4 % và 2010 là 65.1%. Dự tính có khoảng 7.5 triệu người bị thất lạc khỏi cơ quan đăng ký cử tri (the electoral register).

6. Các đơn vị bầu cử (Constituencies)

Toàn Vương quốc Anh được chia thành 650 đơn vị bầu cử nghị viện (parliamentary constituencies), mỗi một đơn vị bầu cử có một nghị sĩ (an MP) làm đại diện tại Viện Thứ Dân(House of Commons). Theo đó, 533 đơn vị bầu cử thuộc Anh (England), 59 đơn vị ở Scotland, 40 ở Wales và 18 ở Bắc Ai Len (Northern Ireland). Về mặt diện tích, đơn vị bầu cử lớn nhất là vùng Ross, Skye và Lochaber bao phủ khoảng 12.000 km2, và khu vực bầu cử ở quận Bắc Islington (Luân Đôn) là nhỏ nhất, chỉ có 7.35 km2 mặc dù có đông hơn 16.283 cử tri so với vùng lớn nhất kể trên.

7. Những cử tri say xỉn (Inebriated electors)

Dù có làm vài chai trước khi đi đến điểm bầu cử, bạn vẫn được chấp nhận. Apparently having a few jars before you head to the polling station is acceptable. Đài BBC (The Beeb) cho biết cán bộ bầu cử không được phép từ chối những cử tri say xỉn (drunk voters). Tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu không bầu nổi, họ sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi để chứng minh rằng bạn có đủ năng lực hành vi. Nếu như thất bạn, bạn sẽ được yêu cầu quay lại khi bạn đã tỉnh táo (sobered up).

8. Chi phí

Dân chủ (Democracy) tốn tiền lắm đấy, không phải miễn phí đâu. Chi phí cho cuộc tổng tuyển cử 2010 là £113.2 triệu bảng ($174 triệu USD). Con số này bao gồm £28.6 triệu bảng ($44 triệu USD) chi phí phân phát hồ sơ ứng cử viên (candidates’ mailings) và £84.6 triệu bảng ($130 triệu USD) chi cho tiến trình bầu cử.

9.Nữ hoàng Anh có được quyền bầu cử không?

God Save the Queen

Có, nhưng mà bà không đi. Website chính thức của Nữ hoàng giải thích rằng “Mặc dù luật pháp về bầu cử không cấm Quân vương (Sovereign) bỏ phiếu trong tổng tuyển cử quốc gia hay bầu cử ở địa phương, nhưng nếu Quân vương mà làm vậy thì lại là vi hiến (unconstitutional). Bởi vì là người đứng đầu Nhà nước (Head of State), Nữ hoàng cần phải trung lập về chính trị (politically neutral), bởi vì chính phủ (Government) sẽ được hợp thành bởi bất kỳ đảng phái (party) chiếm được đa số (command a majority) ở Viện Thứ Dân (Hạ nghị viện)

HOÀNG HUY.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

The Tube: Top 13 Facts about the Tube on its 150th Anniversary The Tube -Hệ thống tàu điện ngầm 150 tuổi của London: Có thể bạn chưa biết?

Người dân London luôn tự hào sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất với hơn 150 năm tuổi và cũng là hiện đại và quy mô lớn nhất thế giới hiện nay. The Tube – tên gọi của hệ thống phương tiện công cộng này dường như đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của cuộc sống nơi đây và chứa đựng rất nhiều điều thú vị mà bất kì một du khách nào tới London cũng muốn một lần thử trải nghiệm. Là hình mẫu và cảm hứng ý tưởng cho English4ALL, hôm nay hãy cùng lên chuyến tàu thứ Sáu tới ga British Way để cùng khám phá những sự thật hấp dẫn về The Tube mà ngay cả người London cũng chưa chắc đã biết nhé. All aboard!

Signs From The Underground

  1. Mỗi năm “the Tube” chuyên chở lượng hành khách tương đương 1/7 dân số thế giới (1 tỷ 107 triệu người) tới 270 nhà ga.
  2. Hệ thống tàu điện ngầm của Luân Đôn (London Underground) thường được biết với cái tên “The Tube”- vốn dùng để chỉ những đường tàu hoả nằm sâu dưới mặt đất có nhiều giao điểm liên hoàn, ngược với một hệ thống đường ray khác được xây dựng theo kiểu “cut and cover” có độ sâu ít hơn, được xây dựng trước và sử dụng đầu máy hơi nước. Bốn nhánh tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng kiểu này là District Line, East London Line (nay là một phần của London Overground), Hammersmith and City, và the Metropolitan Line. Ngày nay, tên gọi The Tube dùng để chỉ chung tất cả hệ thống.
  3. Vận tốc trung bình của một tàu điện ngâm là 33km/giờ tương đương 20.5 dặm Anh.
  4. Mỗi năm, một tàu điện ngầm London chạy quãng đường 184.269 km.
  5. Chiều dài của toàn bộ The Tube là 402 km tương đương 249 dặm Anh.
  6. Mỗi ngày có khoảng 1000 người bỏ quên thứ gì đó trên tàu điện ngầm. Tất cả những thứ này sẽ được chuyển đến một khu tầng hầm trên phố Baker Street có 40 nhân viên làm việc toàn thời gian. Nơi này lúc nào cũng lưu giữ khoảng 200.000 đồ vật bị mất, một số vật khá kì quá từng bị bỏ quên trên tàu như những thanh kiếm của Samurai, răng giả, ba con dơi chết, và một chiếc thuyền dài 14 foot. Các vật dụng không có người nhận sau 3 tháng sẽ được bán đấu giá hoặc tặng cho các tổ chức từ thiện.
  7. Nhà ga Aldwych không còn được sử dụng nhưng lại thường được thấy trên màn ảnh, vì đây là địa điểm quay các cảnh trong các bộ phim như: Superman IV: The Quest for PeaceAtonement  V for Vendetta.
  8. Độ sâu tối đa của The Tube dưới mặt đất đó là tại Holly Bush Hill ở Hampstead nơi độ sâu lên tới 68.8 m dưới mặt đất.
  9. Thang máy dài nhất trong toàn hệ thống tàu điện ngầm là tại ga Angel, nó dài tới 60m
  10. Ga Baker Street là nhà ga có nhiều sân ga (platforms) nhất với 10 sân ga.
  11. Ga tàu bận rộn nhất là ga Waterloo, với 57.000 người ra vào trong vòng 3 tiếng giờ cao điểm. Nhà ga bận rộn nhất xét theo lượng hành khách mỗi năm cũng vẫn là Waterloo với 82 triệu người.
  12. Trong giai đoạn 2011-2012, hệ thống tàu điện ngầm London lập kỉ lục chuyên chở với 1,171 tỉ hành khách.
  13. Albus Dumbledore, một nhân vật trong phim Harry Porter có một vết dẹo trên gót chân trái hình bản đồ tàu điện ngầm London.

    Hãy cùng lướt qua cả 270 nhà ga của The Tube qua bài hát vui nhộn này nhé!

     

HOÀNG HUY.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Stop pronouncing “Tottenham Hotspur” incorrectly??? Tên địa danh Anh: Bạn có đọc đúng chưa?

Một trong những điều làm “đau đầu” những người Mỹ, người Úc và ngay cả những người nhập cư sống ở Anh lâu năm đó là sự lúng túng khi đọc sai tên những địa danh ở Anh. Rất nhiều tên địa danh ở Anh, có khi là tên một thành phố, tên một con đường, một thị trấn, nhìn có vẻ rất bình thường, rất dễ đọc nhưng khi bạn nghe một người Anh phát âm bạn mới phát hiện ra bấy lâu nay mình đã đọc sai. Bạn đọc tên thành phố Reading như thế nào? Leicester Square có phải là Li – xét – tờ Square không? Tottenham Hotspur đọc là Tót –ten – hầm Hotspure??? Tất cả những lúng túng của bạn sẽ tan biến sau vài phút nữa, và bạn sẽ bớt lo ngại đọc sai tên địa danh Anh hơn sau khi cùng English4ALL xem một video clip rất thú vị tại ga British Way hôm nay. All aboard.

 Bài viết liên quan:

How do you pronounce “Edinburgh” “Connecticut” “Greenwich” and Chicago? 

(How to pronounce some place names in English)

Làm thế nào để đọc đúng tên một số địa danh trong tiếng Anh.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Nguồn video: Anglotopia.

10 Interesting Facts about the British Houses of Parliament You Probably Didn’t Know 10 Điều thú vị về Nghị viện Anh Quốc – có thể bạn chưa biết?

[wr_row][wr_column span=”span12″][wr_text el_title=”Giới thiệu” text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]Bạn có biết các nghị sĩ ở Anh họ công kích đối phương dối trá mà không được dùng từ “dishonest” họ sẽ nói như thế nào không?

Ai suốt đời không được phép bước chân vào Hạ nghị viện?

Các nghị sĩ ở Anh thường làm gì để “lấy may” trước khi phát biểu trước nghị viện?

Câu trả lời cho tất cả sẽ có trong chuyến tàu tuần này của English4ALL tới ga British Way.

Nghị viện (Parliament) – là biểu tượng cho quyền lực quốc gia của Vương Quốc Anh với chức năng xây dựng luật (making laws) và thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước (debating important issues). Đây cũng là một trong những quốc hội hàng đầu của thế giới và cũng chứa đựng rất nhiều những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết. Tuần này, hãy cùng English4ALL cùng khám phá những điều kỳ thú đó nhé.[/wr_text][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span6″][wr_text el_title=”Text 1″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

 Không được hút thuốc.

Các quán bar, nhà hàng, và các địa điểm công cộng thường không phải là những địa điểm duy nhất mà bạn không thể hút thuốc ở Anh. Tại toà nhà nghị viện, tuyệt đối không cho phép hút thuốc. Trên thực tế, có một hộp đựng thuộc lá ở cửa chính nhà Hạ nghị viện (House of Commons) và đã ở đó hàng thế kỉ. Không có bằng chứng nào cho thấy còn có ai sử dụng chúng nữa.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 2″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Ít họp hơn – Làm nhiều luật hơn.

Kể từ năm 1944, số lần mà nghị viện họp là khoảng 209 lần một năm. Tuy nhiên, kể từ năm 1998, số lần nhóm họp của nghị viện đã ít đi nhiều so với thời kỳ sau chiến chanh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, các nghị sỹ (Members) còn xây dựng được những bộ luật dài hơn (longer acts) mặc dù tổng số luật được thông qua mỗi năm là từ 30-40(thời kỳ hậu chiến mức trung bình là 98 bộ luật mỗi năm)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 3″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Màu xanh huyền thoại.

Những hàng ghế (benches) có màu xanh lá cây của Hạ Nghị viện hay còn gọi là Viện Thứ Dân (House of Commons) có từ khoảng 300 năm trước, và phòng họp hiện nay (current chamber) được Ngài Giles Gillbert Scott xây dựng lại vào năm 1945 sau khi phòng họp cũ bị phá huỷ do máy bay ném bom của Đức Quốc Xã (London Blitz).Màu ghế xanh này có cùng màu với cây cầu Westminster – dẫn vào nhà Nghị Viện. Ngược lại, các hàng ghế ở Thượng Nghị Viện hay còn gọi là Viện Quý Tộc (House of Lords) lại có màu đỏ.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 4″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Nữ hoàng không chuẩn y- không thành luật.

Trong khi ở Mỹ, tổng thống phải ký vào một dự luật (a bill) đã được cả hai viện của Quốc hội (Houses of Congress) thông qua trước khi nó có thể trở thành luật (law). Ở Anh, đó là một trong số ít những trách nhiệm thực quyền còn thuộc về vua (monarch). Để một dự luật trở thành luật (laws), có sự chuẩn y của Hoàng gia (Royal Assent) và chữ ký của nữ hoàng. Nữ hoàng có quyền từ chối (withhold) hoặc trì hoãn (reserve) chuẩn y, tuy nhiên kể từ năm 1708 tới nay chưa có vị quân vương nào làm vậy kể từ khi nữ hoàng Anne từ chối dự luật dân quân Scotland (Scottish Militia Bill). Dự luật này cho phép trang bị vũ trang cho lực lượng dân quân Scotland, nhưng đã bị huỷ bỏ khi có tin đồn rằng quân Pháp đang tiến về phía Scotland làm gia tăng sự lo ngại về một cuộc phản loạn (rebellion)

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 5″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Thượng nghị sĩ

Các thượng nghị sỹ (Peers) là thành viên của Viện Quý tộc (House of Lords). Trong khi một vài vị trí thượng nghị sỹ là cha truyền con nối (hereditary), một số khác là do chính phủ tạo ra, được gọi là Life Peer – những vị trí này không thể được thừa kế lại. Các giám mục (bishops) của Giáo hội Anh (Church of England) cũng có ghế tại Viện Quý tộc. Thủ tướng Anh lập ra nhiều ghế thượng nghị sỹ nhất là Tony Blair với 357 vị, trong khi nữ thủ tướng huyền thoại Magaret Thatcher đứng thứ hai với 201 vị.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 6″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Vua không được vào.

Về mặt hiến pháp, các vị quân vương (monarch) không được phép vào Viện Thứ Dân (House of Commons). Nữ hoàng có một ngai vài ở Viện Quý Tộc (House of Lords) nơi bà hiện diện trong các phiên khai mạc của Nghị viện. Theo truyền thống, có một người triệu tập (The Gentleman Usher of the Black Rod) sẽ thay mặt Nữ hoàng vào Viện thứ dân để triệu tập các hạ nghị sĩ sang Viện Quý Tộc để thực hiện buổi lễ. Không có một vị quân vương nào bước chân vào Viện Thứ Dân kể từ khi Vua Charles I bước vào đây để bắt giữ năm vị hạ nghị sĩ (MP – Member of Parliarment) vì tội mưu phản (treason). Đây là một trong những chất xúc tác (catalyst) của Nội chiến Anh Quốc (English Civil War) trong lịch sử.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 7″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Dấu vết cổ xưa.

Sảnh Westminster (Westminster Hall) là phần cổ nhất trong toà nhà Nghị viện, được xây năm 1097 bởi vua William Đệ nhị và hoàn thành năm 1099. Tại thời điểm đó, đây là sảnh lớn nhất ở châu Âu và rộng 1579 mét vuông (17000 feet vuông), xây dựng sau khoảng 500 năm so với cung Hagia Sofia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

In the Bag

Đây là từ bắt nguồn từ Partition Bag – một chiếc túi nhung được treo phía sau ghế của Chủ tịch Hạ Viện Anh (The Speaker). Chiếc túi này dùng để bất kỳ nghị sỹ nào có thể gửi các đơn thư mà họ cảm thấy quá xấu hổ để đọc trước công chúng.

[/wr_text][wr_text el_title=”Text 8″ text_margin_top=”0″ text_margin_bottom=”0″ enable_dropcap=”no” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ]

Không được chửi thề!

Các nghị sỹ bị cấm sử dụng những từ thô tục (curse words) hay những ngôn ngữ ngữ khác có thể “xúc phạm phẩm giá” (offend the dignity) của Nghị viện. Họ cũng không thể lăng mạ (insult) những người đồng cấp hay cáo buộc họ thiếu trung thực tại Viện Thứ Dân. Đây có thể là nguồn gốc của những thuật ngữ như “the right honourable member” để nói về nghị sĩ của phe đối phương và “being economical with the truth” thay vì “nói dối” (lying). Đây dường như là một trò chơi đối với một số nghị sĩ để họ có thể “lách luật” mà công kích đối thủ mà không bị khiển trách (without reprimand). Đặc biệt là trong các phiên chất vấn (Question Time)

Thủ tục lấy may.

Bên ngoài Viện thứ dân trong hành lang nghị sỹ (Member’s Lobby) có bốn bức tượng đồng của bốn vị thủ tướng vĩ đại nhất bao gồm: Winston Churchill, Clement Atlee, Margaret Thatcher, và David Lloyd George. Cũng có ba bức tượng đá của Benjamin Disraeli, Arthur Balfour, và Herbert Asquith; cũng như nhiều tượng bán thân (busts) của các thủ tướng khác. Trước năm 2002, một thủ tướng chỉ có thể có tượng trong hành lang này nếu như họ đã qua đời, tuy nhiên nguyên tắc này đã được sửa đổi lại trong một số điều kiện nhất định. Tượng của nữ thủ tướng Thatcher được đặt làm (commission) từ năm 2003 và xuất hiện trước công chúng (debut) vào năm 2007. Tượng của thủ tướng Tony Blair cũng đã được đặt làm. Các nghị sĩ sẽ chạm vào tượng hay tượng bán thân của những thủ tướng yêu thích của họ để lấy may trước khi phát biểu.

[/wr_text][/wr_column][wr_column span=”span6″][wr_image el_title=”Image 1″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/No-Smoking.png” image_size=”medium” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 2″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/MP-Sitting.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 3″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/House-of-Commons-Chamber.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 4″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2014/10/God-Save-the-Queen.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 5″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Queen-House-of-Lords.jpg” image_size=”large” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 6″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/The-Gentleman-Usher-of-the-Black-Rod.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 7″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Westminster-Hall.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][wr_image el_title=”Image 8″ image_file=”http://www.english4all.vn/wp-content/uploads/2015/01/Thatcher.jpg” image_size=”full” link_type=”no_link” image_container_style=”no-styling” image_alignment=”inherit” appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” ][/wr_image][/wr_column][/wr_row][wr_row width=”boxed” background=”none” solid_color_value=”#FFFFFF” solid_color_color=”#ffffff” gradient_color=”0% #FFFFFF,100% #000000″ gradient_direction=”vertical” repeat=”full” img_repeat=”full” autoplay=”yes” position=”center center” paralax=”no” border_width_value_=”0″ border_style=”solid” border_color=”#000″ div_padding_top=”10″ div_padding_bottom=”10″ div_padding_right=”10″ div_padding_left=”10″ ][wr_column span=”span12″][wr_video el_title=”Video” video_source_link_youtube=”https://www.youtube.com/watch?v=0ToKcEvqXuM” video_youtube_dimension_width=”500″ video_youtube_dimension_height=”270″ video_youtube_show_list=”0″ video_youtube_autoplay=”0″ video_youtube_loop=”0″ video_youtube_modestbranding=”1″ video_youtube_rel=”1″ video_youtube_showinfo=”1″ video_youtube_autohide=”2″ video_youtube_cc=”0″ video_alignment=”center” video_margin_top=”10″ video_margin_bottom=”10″ appearing_animation=”0″ disabled_el=”no” video_sources=”youtube” ][/wr_video][/wr_column][/wr_row]

What does London look like when it is empty? London: 1 ngày trống vắng.

London, một trong những thành phố lớn nhất thế giới –trái tim của toàn Vương Quốc Anh thường được mệnh danh là “thành phố không ngủ”. Dù ngày hay đêm, thành phố này vẫn luôn náo nhiệt với nhip sống hiện đại chảy trôi không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, điều này không phải cũng đúng. Đó là vào ngày Giáng Sinh (Christmas Day) – 25 tháng 12 hàng năm, London sẽ trở nên thật sự trống vắng vì tất cả mọi người đều ở trong nhà tận hưởng ngày vui sum họp bên gia đình, mọi phương tiện ngừng hoạt động, cả thành phố đóng cửa. Bạn đã bao giờ hình dung thành phố London khi không một bóng người sẽ như thế nào chưa? Hãy cùng English4ALL đến ga British Way để xem chiêm ngưỡng London vào khoảnh khắc hiếm hoi đó nhé. All aboard!

Film: Miasmatic

Annie Nguyen

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

10 Interesting Facts and Figures about London Taxis You Might Not Have Known 10 Điều thú vị về những chiếc Taxis ở London- có thể bạn chưa biết?

Làn sóng Uber đang gây chao đảo ngành công nghiệp Taxi ở Vietnam cũng như nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng ở London, Uber chắc chắn sẽ khó có thể đọ sức được với những chiếc taxi đen trông có vẻ cổ kính mà người dân thường quen gọi là London Black Cab. Là một trong những biểu tượng sống động và điển hình nhất của thành phố London, những chiếc taxi đen ngày ngày vẫn vi vu trên phố như những sứ giả văn hoá độc nhất vô nhị. Không đơn giản là phương tiện đi lại, London Black Cab còn ẩn chứa rất nhiều những câu chuyện thú vị mà có khi ngay cả chính người London cũng chưa biết. Hôm nay chuyến tàu của English For ALL sẽ đưa bạn tới Ga British Way để tìm hiểu xem những “con bọ hung đen” này của London có gì đặc biệt nhé! All aboard!

*. Ở London, có hai loại taxi, loại taxi được đề cập tới trong bài viết này là London Black Cab là loại taxi truyền thống, có giá thành cao hơn so với một loại taxi khác là minicab – loại taxi của các hãng nhỏ có giá rẻ hơn và được thông báo cho hành khách trước khi bắt đầu lộ trình.

 1. The Knowledge – Hiểu biết đáng nể!!!!!

Khác với ở Vietnam, bạn chỉ cần một bằng lái xe hơi và là nhân viên của một hãng taxi, bạn đã trở thành một tài xế taxi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một tài xế taxi ở London, hoàn toàn không đơn giản như vậy. Điều quan trọng nhất để trở thành một tài xế taxi London đó là “The Knowledge” – một bài kiểm tra mà tất cả các tài xế taxi phải vượt qua trước khi nhận được giấy phép (license) hành nghề. Nếu muốn trở thành tài xế taxi chuyên nghiệp và rong ruổi trên những chiếc black cab khắp phố phường London, họ phải mất từ 2-4 năm để học thuộc và nắm vững 320 tuyến đường (routes) ở London trong bán kính (radius) 6 dặm (6 miles – tương đương 10km) tính từ Charing Cross – tâm điểm của London, nơi có quảng trường Trafagar Square đã được đề cập tới trong bài viết thứ Sáu tuần trước của English4ALL. Tương đương với 25.000 tên phố và 20.000 tên của các toà nhà, công trình (landmarks). Chỉ những tài xế vượt qua bài thi này mới được cấp thẻ xanh (green badge), còn có một loại thẻ khác là thẻ vàng (yellow badge) dành cho một phạm vi nhỏ hơn dành cho vùng phụ cận (suburban area) của London, và không được khu vực của những tài xế có thẻ xanh. Bạn có thể tin rằng, những tài xế taxi London chính là những bách khoa toàn thư di động – bản đồ sống về London, chỉ cần vẫy xe và nói với tài xế điểm bạn cần đến, chỉ cần là một cái tên trong phạm vi 10km trong khu vực trung tâm London, họ sẽ ngay lập tức biết sẽ phải đưa bạn đi đâu mà không tốn đến 1s để tìm đường.

Green Badge

 2. Đa màu sắc

Mặc dù màu đen là màu truyền thống và phổ biến nhất của taxi London, nhưng đó không phải là màu bắt buộc, chúng có thể mang màu xanh, màu vàng, màu đỏ hay bất cứ màu gì, nhưng chủ yếu màu đen là đông đảo hơn cả.

 London Taxi

3. Mỗi một chiếc taxi là một “công ty” di động

Khác với các loại hình taxi khác hoạt động theo hãng và có chung một công ty quản lý, gần 21.000 chiếc taxi “đen” ở London là 21.000 “công ty” di động. Nói cách khác, mỗi người tài xế đồng thời là chủ nhân của chiếc xe và là một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập. Bước lên một chiếc taxi cũng giống như bạn bước vào một cửa hàng.

4. Tiền thân của những chiếc taxi đen ngày này là gì vậy? Đó là những chiếc xe ngựa.

Giấy phép taxi đầu tiên ở London được cấp năm 1639 cho Corporation of Coachmen. Hackney carriages, hãng xe ngựa kéo mà sau này trở thành hãng Hansom Cabs năm 1834. Những chiếc xe hơi taxi thực thụ có mặt ở London vào khoảng 1908 và đến những năm 1920 đã thay thế những chiếc xe ngựa kéo hai bánh (hansom cabs) trở thành phương tiện taxi chủ yếu.

 London hansom cab

5. Muốn lái London cab, phải CAO!!!

Theo luật, những chiếc taxi London phải có chiều cao đủ để hành khách ngồi thoải mái trong vẫn đội chiếc mũ bowler của người Anh. Thêm vào đó, đã có thời, các tài xế taxi xe ngựa (hackney carriages) bắt buộc phải mang theo một bó cỏ khô (hay) cho ngựa ăn. Điều luật này thậm chí còn được giữ cho tới cả sau khi có những chiếc taxi cơ giới đầu tiên hoạt động.

10 Interesting Facts and Figures about London Taxis  10 Điều thú vị về những chiếc Taxis ở London- có thể bạn chưa biết? www.english4all.vn

6. Vòng cua ấn tượng.

Những chiếc taxi đen chỉ cần vòng cua quay đầu (a turning circle) khoảng 25 feet (gần 8m). Điều này cho phép xe có thể luồn lách vào mọi ngóc ngách của thành phố London, và đủ đi vào lối vào nhỏ của khách sạn Savoy Hotel. Đây đã trở thành yêu cầu bất buộc của mọi xe taxi London.Savoy Court cũng là một trong những địa điểm duy nhất ở London mà các phương tiện đi phía bên phải.

7. Muốn gọi xe, đừng hét!

Bạn sẽ trái luật nếu như hét to lên “Taxi” để thu hút sự chú ý của tài xế. Nếu bạn thấy một chiếc xe taxi sáng đèn, chỉ cần giơ tay để báo hiệu cho tài xế.

 London Black Cab 2

8. Taxi là gì?

Từ taxi bắt nguồn từ taximeter – đây là thiết bị tính đường đi và thành tiền được gắn trong các xe taxi. “Cab” là viết tắt của cabriolet- một động từ tiếng Pháp nghĩa là “nhảy” (to leap) – cũng là một loại taxi mà người ta thường nhảy ra khỏi xe khi kết thúc hành trình.

9. Nhà vệ sinh của xe ở đâu???

Đến bây giờ người ta vẫn không biết đây là chuyện có thật hay đùa nhưng người ta thường dẫn điều luật Town Police Clauses Act năm 1847 cho phép một người có thể được phép “tè” vào phía bánh xe bên trái phía sau của một chiếc taxi, miễn là tay phải của tài xế vẫn đang chạm vào chiếc xe.

10. Bị bệnh thì đừng đi taxi!

Đã có thời cũng là trái luật (illegal) nếu như một ai đó bắt taxi trong khi đang bị bệnh dịch hạch (bubonic plague). Điều này hiện nay vẫn đúng một phần, vì theo luật Y tế Công Cộng (Public Health (Control of Disease) Act of 1984) yêu cầu người đang bị bệnh dịch (a notifiable disease) phải thông báo cho tài xế biết để họ quyết định có chở khách hay không. Nếu tài xế quyết định nhận khách, anh ta sẽ phải thông báo cho nhà chức trách và khử trùng (disinfect) chiếc xe trước khi được đón khách tiếp theo.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

10 Interesting Facts and Figures about Trafalgar Square – London. – 10 Điều thú vị về Quảng trường Trafagar ở London.

Hàng năm mỗi khi thấy cây thông khổng lồ được dựng lên và sáng đèn trên quảng trường Trafagar, đó là lúc một mùa Giáng Sinh nữa đang đến gần. Không chỉ được mệnh danh là “trái tim của London”, quảng trường Trafagar còn là một trong những quảng trường đẹp và nổi tiếng nhất thế giới mà không du khách nào có thể bỏ qua khi đến thăm Vương Quốc Anh với những dấu ấn kiến trúc hoành tráng vẫn còn lại qua bao năm tháng. Quảng trường Trafagar còn chứa đựng nhiều điều thú vị hơn thế nữa mà English4ALL hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn trong chuyến tàu thứ Sáu của British Way. All aboard!

Trafagar 7
Toàn cảnh Trafagar Square nhìn từ Nhà triển lãm quốc gia (National Gallery)

1. Điểm nhấn chính (centrepiece) của quảng trường Trafagar (Trafagar Square) là cột đá Nelson (Nelson Column) được dựng lên để vinh danh Đô Đốc (Admiral) Horatio Nelson người đã lãnh đạo quân Anh giành chiến thắng trong trận Trafagar (Battle of Trafagar). Cột Nelson cao 169.3 feet (gần 52m), được phục chế lại vào năm 2006

Trafagar 2
Tượng Đô Đốc Nelson trên đỉnh cột đá

2. Phần bệ đỡ (pedestal) của cột Nelson được trang trí bằng bốn bức phù điêu bằng đồng (four bronze relief panels), mỗi tấm rộng 18 feet vuông, được đúc từ súng ống thu được của quân Pháp. Bốn bức phù điêu này khắc hoạ (depict) cảnh trận Cape St Vincent, trận sông Nile, trận Copenhagen, và cảnh tướng Nelson tử trận ở Trafagar.

Trafagar 8
Một trong 4 tấm phù điêu dưới chân cột đá Nelson

3. Các đài phun nước (fountains) ở quảng trường Trafagar, mặc dù mang tính chất biểu tượng cho cả quảng trường nhưng vẫn không tránh khỏi lệnh cấm của chính phủ trong mùa hè năm 2012, các đài phun nước này phải ngừng hoạt động do hạn hán kéo dài (prolonged drought ) ở Anh

Trafagar
Một trong hai đài phun nước trên Trafagar Square

4. Tại quảng trường có 4 bệ tượng (plinths) ở bốn góc vuông, 3 trong số đó đặt tượng của các vị vua trước đây của Anh Quốc. Riêng bệ tượng thứ tư, không bao giờ đặt tượng cố định mà trở thành nơi luân phiên trưng bày nghệ thuật. Trước đây đặt mô hình tàu HMS Victory (tàu của Đô đốc Nelson), đôi khi đổi thành Powerless Structures – tượng một cậu bé trên con ngựa gỗ (rocking horse) cao 4.1 m, đúc bằng đồng là tác phẩm của Michael Elmgreen và Ingar Dragset . Năm 2013, con ngựa gỗ sẽ được thay thế bằng Hahn / Cock – tượng một chú gà trống, biểu tượng cho “sự tái sinh- bừng tỉnh và sức mạnh” (regeneration, awakening and strength) của nghệ sĩ Katharina Fritsch.

Trafagar 4

Trafagar 5

Trafagar 6

5. Quảng trường Trafagar Square từng nổi tiếng là ngôi nhà của hàng ngàn chú chim bồ câu. Tuy nhiên việc cho chim ăn bừa bãi đôi khi lại thành gây hại, vì vậy vào năm 2003, thị trưởng London Ken Livingston đã tuyên chiến với bồ câu bằng lệnh cấm cho bồ câu ăn (cũng như bán các loại đồ ăn choc him gần khu vực quảng trường). Chính quyền còn thuê hẳn một con diều hâu (a hawk) để xua đuổi bồ câu. Dần dần đã giải tán được vấn nạn bồ câu, và đã có thể tổ chức các buổi hoà nhạc (concerts) hay sự kiện công cộng (public events) tại đây.

6. Mỗi năm, có một cây Giáng Sinh (a Christmas tree) được đặt ở giữa trung tâm quảng trường. Năm nào cũng cùng một loại cây giống nhau, một cây vân sam Na Uy (a Norwegian Spruce), đây là quà tặng của Na Uy để tỏ lòng biết ơn của nhân dân Na Uy đối với sự giúp đỡ của Anh trong Đại chiến thế giới lần thứ 2. Theo truyền thống, thị trường của Westminster (the Lord Mayor of Westminster) sẽ thăm Oslo – thủ đô Na Uy vào cuối mùa thu để tham gia hạ cây, và thị trường của Oslo sẽ đến London để thắp đèn cho cây vào dịp Giáng Sinh. Theo truyền thống Na Uy, đèn Giáng Sinh sẽ được treo dọc từ trên xuống (vertically) thay vì treo vòng xung quanh cây.

Cây Giáng Sinh ở Trafagar Square lên đèn là báo hiệu một mùa Giáng Sinh đã đến
Cây Giáng Sinh ở Trafagar Square lên đèn là báo hiệu một mùa Giáng Sinh đã đến

7. Có 17 tuyến xe bus chạy qua quảng trường Trafagar – hình thành nên một giao điểm của hệ thống giao thông London.

8. Trước kia quảng trường bốn phía đều giao nhau với những con đường rất đông đúc, tạo ra nguy hiểm cho khách tham quan. Năm 2003, quảng trường được quy hoạch lại và con phố phía trước Nhà triển lãm quốc gia (National Gallery) được đóng lại và tạo thành đường cho người đi bộ (pedestrianized). Các phần tường cũ bị dỡ bỏ và một bậc thềm (staircase) lớn được xây mới nối với nhà triển lãm, tạo thành một khung cảnh đẹp mắt.

9. Quảng trường Trafagar thuộc sở hữu của Nữ hoàng Anh và là một phần tài sản của Hoàng Gia, và giao cho chính quyền London (Greater London Authority) quản lý, trong khi đó các tuyến đường xung quanh quảng trường và khu vực dành cho người đi bộ ở phía bắc lại do Hội đồng thành phố Westminster quản lý.

10. Hitler đã từng có kế hoạch nếu xâm lược thành công được Anh Quốc, sẽ mang cột đá Nelson về Berlin để làm chiến lợi phẩm (a war spoil)

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Top 10 British Inventions That Changed the World- Top 10 phát minh của người Anh đã đổi thay thế giới.

Đã có thời người ta nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” (The Sun Will Not Set on the British Empire) như một lời ca ngợi đế chế Anh hùng mạnh với nhiều thuộc địa trải dài khắp thế giới. Ngày ấy là một quá khứ đã xa tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi thế giới sẽ như thế nào nếu như đã không có người Anh chưa? Thực sự, nước Anh đã đóng góp cho thế giới nhiều hơn là vai trò của một cường quốc giống như các nước khác. Là một đất nước của những nhà khoa học, toán học và những nhà phát minh danh tiếng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, chỉ bằng top 10 phát minh (greatest inventions) mà hôm nay English4ALL giới thiệu, nước Anh đã có thể thay đổi phần nào diện mạo thế giới ngày nay. Bạn không tin ư? Hãy lên tàu đến ngay ga British Way để xem câu trả lời nhé. All aboard!

10 .Không có người Anh, không có Hoa Kỳ (United States of America)

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America (USA) là quốc gia chiếm một nửa diện tích-nửa phía nam (southern half) lục địa Bắc Mỹ, giữ vai trò là siêu cường thế giới duy nhất hiện nay. (the sole current global superpower) và sẽ là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới (most influential countries), đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, văn hoá, và quân sự. Nước Mỹ đã được tạo thành bởi các thuộc địa (colonies) của Anh ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập (declared independence) khỏi Vương Quốc Anh sau những tranh cãi leo thang (growing disputes) về việc đánh thuế (taxation) thuộc địa mà không có đại diện tại nghị viện Anh. Cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm từ 1775 đến1783 đẫn đến chiến thắng và độc lập cho Mỹ với sự hỗ trợ mang tính quyết định (decisive assistance) từ Pháp, Tây Ba Nha và Hà Lan. Tuy nhiên, những người lãnh đạo của cuộc cách mạng đó đều là người Anh trước khi họ trở thành những người Mỹ độc lập vào năm 1783.Theo cách đó, có thể coi Mỹ là một phát minh của người Anh.

USA-UK

9. Không có người Anh, không có bóng đá (football) và hầu hết các môn thể thao hiện đại

Hầu hết các môn thể thao phổ biến trong thế giới hiện đại đều có nguồn gốc từ nước Anh, hay ít nhất là về việc tiêu chuẩn hóa (standardization) luật chơi và các trận tranh tài phổ biến rộng rãi. Đáng chú ý nhất là bóng đá (football), criket, bóng bầu dục (rugby) và tennis. Nhiều môn thể thao hiện đại khác cũng đã thay đổi lịch sử môn thể thao của mình để phù hợp với sự đa dạng của thể thao Anh, chẳng hạn như Bóng đá Mỹ (American Football) (có nguồn gốc từ Rugby- bóng bầu dục) và bóng chày (baseball) (có nguồn gốc từ môn bóng Rounders). Tất nhiên, người Anh không phải là người đầu tiên nghĩ đến việc đá một quả bóng trên sân cỏ, nhưng người Anh đã tiêu chuẩn hóa cấu trúc và quy tắc của hầu hết các môn thể thao cạnh tranh hiện đại như chúng ta biết ngày nay.

Multisports

 

8. Không có người Anh, không có các định luật của Newton (Newton’s Laws)

Isaac Newton là một nhà vật lý và toán học người Anh. Sinh ra vào năm 1642, Newton phát hiện ra và viết tài liệu cho ba định luật chuyển động liên quan đến vật lý. Các định luật của Newton như sau: Định luật 1 Newton: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động sẽ đứng yên hoặc chuyển động mãi mãi nếu không còn bị ngoại lực tác dụng hoặc hợp lực của các ngoại lực bằng 0. Định luật 2 Newton: Gia tốc (momentum) của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Newton cũng là người đầu tiên phát minh tài liệu về định luật vạn vật hấp dẫn. Các phát minh của Newton là một trong những phát minh có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học hiện đại và ông là một trong những nhà khoa học quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Newton

7. Không có người Anh, không có máy tính lập trình (Programmable Computer)

Các máy tính lập trình đầu tiên được phát minh bởi nhà toán học- khoa học người Anh Charles Babbage trong thập niên 1820. Mặc dù ông được công nhận là người phát minh ra máy tính lập trình, nhưng Babbage không còn sống để nhìn thấy chiếc máy khi được thiết kế hoàn thiện. Babbage đã bắt đầu làm việc trên một máy tính cơ khí (mechanical computer) mà ông gọi là các “động cơ khác biệt” (Difference Engine) trong năm 1822, ông làm việc hơn mười năm với sự tài trợ của chính phủ Anh (government funding). Nhưng dự án này cuối cùng đã bị lãng quên (abandoned) sau khi mất kinh phí do chính phủ Anh mất niềm tin vào dự án kéo dài này. Máy được xây dựng lần đầu tiên từ thiết kế ban đầu của Babbage hơn 150 năm sau vào năm 1989. Sau khi làm việc trên nhiều động cơ khác nhau, Babbage đã phát minh ra công cụ phân tích (Analytical Engine), một cỗ máy phức tạp hơn nhiều so với “động cơ khác biệt”, nó có thể được lập trình bằng cách sử dụng các thẻ đục lỗ. Công cụ phân tích này, mặc dù không được xây dựng hoàn thiện mãi cho đến năm 2011 bởi các nhà nghiên cứu Anh, nhưng nó đã là chiếc máy tính lập trình đầu tiên (first ever working programmable computer) và là bước tiến đầu tiên trong lịch sử của máy tính như chúng ta đã biết.

Programmable Computer
Chiếc máy tính lập trình đầu tiên trên thế giới

 

 

6. Không có người Anh, không có các website (World Wide Web)

Chúng ta không nên nhầm lẫn (confused) World Wide Web với Internet (một hệ thống mạng máy tính toàn cầu được phát minh ở Mỹ), World Wide Web, phát minh bởi nhà khoa học máy tính (computer scientist ) người Anh Tim Berners-Lee, là hệ thống tài liệu siêu văn bản liên kết với nhau (interlinked hypertext documents ) thông qua việc truy cập mạng. World Wide Web dường như là hệ thống đằng sau các khái niệm về các trang web và các website. Berners-Lee đầu tiên đề xuất khái niệm của World Wide Web vào tháng 3 năm 1989, sau đó trình bày tại CERN cùng với nhà khoa học Bỉ Robert Cailliau. CERN sau đó công khai giới thiệu các dự án này vào tháng Mười Hai năm 1990. Trang web đầu tiên, info.cern.ch, đi trực tiếp tại CERN vào ngày 06 tháng 8 năm 1991. Điều thú vị là mặc dù nhận ra tiềm năng lợi nhuận cá nhân to lớn từ phát minh của mình, nhưng Berners-Lee đã tặng ý tưởng này cho nhân loại (gift the idea to the world) mà không cần khoản lợi nhuận nào.

Www

 

5. Không có người Anh, không có Tivi –truyền hình (Television)

Truyền hình đầu tiên được công bố trên thế giới được phát minh bởi nhà phát minh người Anh John Logie Baird năm 1925. Logie Baird cũng được ghi nhận với sự phát minh ra ống truyền hình điện màu (electric color television tube) hoàn thiện đầu tiên. Buổi trình diễn truyền hình công khai đầu tiên của Logie Baird đã được thực hiện trước khi các thành viên của Viện Hoàng gia (Royal Institution) vào ngày 26 tháng 1, 1926. Sau đó, ông cũng đã công bố truyền hình màu đầu tiên vào ngày 3 tháng 7 năm 1928. Truyền hình của Logie Baird hiển thị một dòng 30 hình ảnh theo chiều quét dọc tại 5 khung hình mỗi giây, sau đó các mô hình nâng cao tỷ lệ khung hình đến 12,5 khung hình mỗi giây trong lần đầu tiên công bố. Phát minh này của Logie Baird đã mở đường (paved the way) cho sự phát triển của công nghệ truyền hình, và đây vẫn là một trong những phát minh có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, cho phép tất cả mọi người trên thế giới có thể giao tiếp thông qua các hình ảnh chuyển động.

Television

 

4. Không có người Anh, không có đầu máy hơi nước (Steam Locomotive)

Đầu máy hơi nước đầu tiên được phát minh bởi Richard Trevithick, một nhà phát minh- kỹ sư khai thác mỏ (mining engineer) người Anh. Đầu máy hơi nước của Trevithick được xây dựng năm 1804 tại Pen-y-Darren South Wales để vận chuyển hàng hoá. Trevithick đã bán các bằng sáng chế (patents) đầu máy hơi nước cho Samuel Homfray. Trong một trong những công bố đầu tiên, các đầu máy này đã tải thành công hết sức ấn tượng với 10 tấn sắt, 5 toa xe (wagon) và 70 người đàn ông qua 9,75 km giữa Penydarren và Abercynon trong 4 giờ và 5 phút. Trevithick tiếp tục làm việc với các đầu máy hơi nước trong nhiều năm nữa cho đến khi ông qua đời vào tháng 4 năm 1833. Một bản sao của đầu máy hơi nước đầu tiên của ông được xây dựng vào năm 1981 tại khu công nghiệp xứ Wales và Bảo tàng Hàng hải, sau đó di chuyển đến Bảo tàng quốc gia Waterfront tại Swansea. Đầu máy vẫn chạy vài lần trong một năm trên một đường ray ngắn bên ngoài bảo tàng.

Steam Lomocotive

 

3. Không có người Anh, không có thuyết tiến hóa (Theory of Evolution)

Charles Darwin là một nhà tự nhiên học (naturalist) người Anh sinh năm 1809. Darwin là người đầu tiên đề xuất (propose ) các học thuyết phổ biến hiện nay về sự tiến hóa, chọn lọc tự nhiên (natural selection) và nguồn gốc phổ biến. Sau một chuyến đi 5 năm toàn thế giới trên chiếc tàu HMS Beagle, Darwin trở lại Anh và tìm một người nổi tiếng trong giới khoa học để gửi những lá thư của ông đến các nhà khoa học tại quê nhà; trong khi đó ông tiếp tục nghiên cứu địa chất (geology) trên tàu Beagle. Sau đó Darwin được bầu vào Hội đồng của Hiệp hội địa chất, và chuyển đến London để tiếp tục công việc của mình; ông tham gia một nhóm các nhà khoa học trong đó bao gồm cả Charles Babbage. Darwin hình thành thuyết tiến hóa của ông trong suốt cuộc đời, nhưng ông chỉ xuất bản học thuyết của mình vào những năm sau qua quyển sách “Nguồn gốc của các loài” (On The Origin of Species) vì sợ công chúng sẽ phản ứng (respond) với những gì mà học thuyết của ông đưa ra. Tại thời điểm này, đây là một học thuyết gây nhiều tranh cãi, vì nó đưa ra lý thuyết rằng sự sống trên trái đất được phát triển không do bàn tay tạo hóa của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Charles Darwin đã bất chấp tranh cãi (controversy) (và trong một số trường hợp, chế giễu), vẫn tiếp tục công việc của mình cho đến khi ông qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm 1882 do bệnh tim, có nhiều khả năng là do nhiều năm làm việc quá sức (overwork), bệnh tật và căng thẳng.

Evolution Theory

2. Không có người Anh, không có điện thoại (telephone)

Điện thoại được phát minh bởi nhà phát minh người Anh Alexander Graham Bell và cấp bằng sáng chế vào năm 1876. Bell bỏ học ở tuổi 15, nhưng vẫn duy trì niềm đam mê của ông đến với khoa học và sinh học. Khi di chuyển đến Luân Đôn sống với ông nội của ông, Bell đã tìm thấy tình yêu cho việc học tập và đã dành nhiều giờ mỗi ngày cho việc nghiên cứu. Năm 16 tuổi, ông đi dạy diễn thuyết (elocution) và âm nhạc tại Học viện Weston House tại Moray, Scotland. Một năm sau, Bell theo học tại Đại học Edinburgh, sau đó ông được chấp nhận vào Đại học Luân Đôn (University of London). Thí nghiệm đầu tiên của ông với âm thanh được hình thành khi ông được đưa tới xem một máy “nói” tự động được thiết kế bởi Baron Wolfgang von Kempelen và được xây dựng bởi Sir Charles Wheatstone.

Bị cuốn hút bởi chiếc máy này, Bell đã mua một bản sao của một cuốn sách viết bằng tiếng Đức bởi Baron Wolfgang von Kempelen và thiết kế một chiếc máy tương tự như vậy cùng với anh trai của mình. Nhiều năm sau, trong khi làm việc tại Khoa Diễn thuyết (School of Oratory), Đại học Boston, Bell trở nên đặc biệt quan tâm đến công nghệ truyền tải âm thanh (technology to transmit sound). Bỏ công việc tại trường đại học, ông quyết định theo đuổi việc nghiên cứu cá nhân về đề tài này. Năm 1875, Bell đã tạo ra một điện báo âm thanh (an acoustic telegraph) và được cấp bằng sáng chế vào tháng 3 năm 1876 sau một cuộc chạy đua sát sao (a close race) với nhà phát minh Mỹ Elisha Gray, người đã cáo buộc Graham Bell ăn cắp sáng chế từ ông ấy. Các văn phòng cấp bằng sáng chế cuối cùng phán quyết có lợi cho Bell và ông đã được cấp bằng sáng chế cho điện thoại đầu tiên của thế giới.

Telephone
Bell đang thực hiện cuộc điện thoại đầu tiên trên thế giới

 

1. Không có người Anh, không có Tiếng Anh (English Language)

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi nhất (the second most widely spoken language) trên thế giới sau tiếng Hoa Phổ Thông (Mandarin Chinese). Tuy nhiên, nó là ngôn ngữ chính thức (official language) của nhiều quốc gia nhất trên toàn thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất trên toàn cầu. Tiếng Anh thường được sử dụng như là ngôn ngữ trung gian (intermediary language of choice) tại các sự kiện toàn cầu và các hội nghị thượng đỉnh quốc tế (international summits). Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ được sử dụng trên phạm vị rộng lớn nhất trên thế giới, và người bản xứ của ngôn ngữ này trải dài đến những quốc gia xa xôi như Úc, New Zealand, Mỹ, Canada và tất nhiên là Anh Quốc, nơi mà ngôn ngữ này đã được sinh ra. Mỗi bài phát biểu vĩ đại trong lịch sử lâu đời của thế giới đều được nói bằng tiếng Anh, mỗi học thuyết, báo chí, các đề xuất, và thiết kế trên thế giới đều có chung một điểm: được viết bằng tiếng Anh. Đó là lý do tại sao tiếng Anh là phát minh có ảnh hưởng nhất của Anh Quốc (most influential invention)

Oxford Advanced Learner Dictionary

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Do you know about MOVEMBER? Nguồn gốc và ý nghĩa của MOVEMBER.

Hàng năm cứ đến tháng 11, nếu bạn đến thăm các nước nói tiếng Anh, đặc biệt là Úc, Anh………bạn sẽ gặp rất nhiều những người đàn ông để ria mép? Phải chăng để ria mép là mode thời trang của nam giới ở đây? Thực ra không phải vậy, họ đang làm từ thiện đấy. Có thể bạn hoài nghi nhưng điều đó là hoàn toàn là thật nếu như biết về MOVEMBER – một nét văn hoá mới và hiện đại của những đấng mày râu phương Tây. English4ALL xin giới thiệu đôi nét tới các bạn về phong trào Movember trong chuyến tàu tuần này của British Way. All aboard.

Mo Bros

MOVEMBER là gì?

Movember một từ ghép của từ Moustache (ria mép) và November (tháng 11) và là một sự kiện kéo dài suốt một tháng mỗi năm liên quan đến sự phát triển của ria mép và rơi vào tháng mười một, để nâng cao nhận thức về ung thư tuyến tiền liệt và các sáng kiến ung thư khác cuả phái nam

Movember nhằm mục đích để tăng cường cơ hội phát hiện ung thư sớm, chẩn đoán và điều trị hiệu quả, và cuối cùng là giảm số lượng các ca tử vong đồng thời có thể phòng ngừa được căn bệnh này. Bên cạnh việc kiểm tra hàng năm Quỹ Movember (The Movember Foundation) khuyến khích người đàn ông nhận thức được tầm quan trọng của tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư và áp dụng một lối sống lành mạnh hơn.

Quỹ Movember là một tổ chức toàn cầu hàng đầu cam kết thay đổi thực trạng về sức khoẻ nam giới.

Đến nay, cộng đồng Movember đã gây quỹ được 346 triệu bảng Anh thông qua 800 chương trình ở 21 quốc gia. Số tiền này được gây dựng và sử dụng nhằm nâng cao cuộc sống của những người đàn ông bị các bệnh ung thử tiền liệt tuyến (prostate cancer), ung thư tinh hoàn (testicular cancer) và các vấn đề sức khoẻ tâm thần (mental health problems)

Quỹ Movember thách thức (challenge) nam giới để ria mép trong suốt tháng Movember (trước đây gọi là tháng November – tháng 11) để gây quỹ (raise the funds) cho các chương trình chăm sóc sức khoẻ nam giới. Tới nay, đã có 4 triệu bộ ria mép (moustaches) được nuôi trên toàn thế giới, và con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng chừng nào các vấn đề về sức khoẻ nam giới vẫn còn tồn tại.
movember-poster

Phong trào Movember gây guỹ như thế nào?

Các nguồn quỹ được quyên góp thông qua các chiến dịch nhận thức hàng năm (annual awareness campaign) của tổ chức diễn ra hàng năm, gọi là Movember, với việc kêu gọi hàng triệu đàn ông trên khắp thế giới để ria mép.
Vào đầu tháng Movember, các chàng trai, các quý ông sẽ hành động (take action) bằng cách “đăng ký” với một gương mặt được cạo nhẵn nhụi (a clean-shaven face) và trong suốt 30 ngày của tháng 11 sẽ để ria mép. Những quý ông hào hiệp này sẽ được gọi là Mo Bros, và những người phụ nữ trong cuộc sống của họ sẽ hỗ trợ, giúp đỡ họ được gọi là Mo Sistas, tất cả cùng với nhau tạo thành cộng đồng Movember – Mo Community để gây quỹ và nâng cao nhận thức để thay đổi tình trạng sức khoẻ nam giới.

Với một bộ ria mép mới toanh, các Mo Bros trở thành những tấm biển quảng cáo di động và biết nói cực kỳ hiệu quả (walking, talking billboards) trong suốt tháng, giống như một cuộc thi chạy hay đi bộ từ thiện, họ sẽ sử dụng bộ ria của mình để bắt đầu những cuộc trò chuyện liên quan tới những vấn đề bỏ ngỏ về sức khoẻ nam giới và tìm kiếm các nguồn ủng hộ Quỹ.

Vào cuối tháng, cộng đồng Movember sẽ ăn mừng những nỗ lực của họ bằng cách tham gia vào các Movember Gala Party được tổ chức khắp nơi trên thế giới hoặc tự tổ chức những hoạt động ăn mừng riêng với đồng nghiệp, bạn bè và các nhóm cộng đồng.

 

Nguồn gốc cuả Movember

Quỹ Movember được đồng sáng lập bởi Luke Slattery, Travis Garone, Adam Garone và Justin Coghlan năm 2003 tại Úc. Là một quỹ không lợi nhuận của tổ chức dành riêng bệnh tuyến tiền liệt nam giới. Movember bắt đầu tại Úc và đã phát triển lên một phong trào toàn cầu, chiến dịch chính thức có mặt tại Canada, Vương quốc Anh, Ireland, Hoa Kỳ, New Zealand, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nam Phi và Phần Lan.

Ý tưởng của Movember đến từ một cuộc trò chuyện giữa Luke Slattery và Travis Garone năm trước khi Foundation được thành lập. Luke và Travis xem thời trang chung trên thế giới đã đi qua và sự trở lại của xu hướng thời trang từ quá khứ khi câu hỏi đã được đặt ra, tại sao không trở lại của ria mép?

Cả hai cảm thấy- Moustache – Mo có thể làm với một sự hồi sinh, phát triển một bộ ria mép trong vòng một tháng từ đó Movember được sinh ra.

Năm 2003, chỉ 30 Mo Bros tham gia. Các quy tắc đơn giản, bắt đầu vào tháng 11 cạo sạch và dành phần còn lại của tháng để phát triển một Mo. Ý tưởng rất đơn giản chỉ để xem ai có thể phát triển các bộ ria mép tốt hơn.

Trong năm 2004, 450 Mo Bros đã tham gia cùng với bạn tình, bạn bè và gia đình để tài trợ cho sự tăng trưởng Mo của họ , trước sự ngạc nhiên của mọi người, họ đã quyên được $ 55.000. Đó là đóng góp lớn nhất PCFA chưa bao giờ nhận được vào thời điểm này. Các Mo Bros bắt đầu nhận biết các bộ ria mép có thể được hình thành huy hiệu Movember, qua những cuộc trò chuyện họ nhận ra rằng sẽ rất hiệu quả nếu biến mỗi Bro Mo vào một chương trình quảng cáo đi bộ cho sức khỏe nam giới, cùng lúc cho phép họ thường xuyên gặp nhau để có một nụ cười với bạn bè.

Chiến dịch Movember tiếp tục phát triển và trong năm 2006, Quỹ đã được ở một vị trí quan trọng thứ hai của sức khỏe nam giới cần được chú ý đến tại Úc.

Từ năm 2004, Quỹ từ thiện Movember đã nâng cao nhận thức và kinh phí của các vấn đề sức khỏe nam giới, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt và trầm cảm ở Úc và New Zealand. Trong năm 2007, sự kiện này được đưa ra ở Ireland, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Anh, Israel, Nam Phi, Đài Loan và Hoa Kỳ. Nó đã lan từ Úc đến Nam Phi, châu Âu và Bắc Mỹ. Như năm 2011 người Canada là những người đóng góp lớn nhất cho các tổ chức từ thiện Movember của bất kỳ quốc gia nào.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

 

 

Top Interesting Facts about United Kingdom 1 – Những điều thú vị về nước Anh (Phần 1)

Không chỉ nổi tiếng với Big Ben, Buckingham Palace và rất nhiều những công trình kiến trúc nổi tiếng.

Không chỉ có một lịch sử lâu đời, một hoàng gia quyền uy và danh tiếng bậc nhất thế giới.

Không chỉ là một xứ sở sương mù lạnh giá và có phần buồn tẻ trong suy nghĩ của nhiều người chưa tới nơi đây.

Anh Quốc còn ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn thế nữa.

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng nước Anh là một đất nước thật kì quặc nhưng cũng vô cùng hấp dẫn?

Bạn sẽ hoàn toàn tin vào điều đó sau khi cùng English4ALL tới ga British Way để cùng khám phá những bí mật thú vị về nước Anh. All aboard!

Uống bia rượu tại các quán Bar ở Anh

Pub

Ở Anh, trong quán rượu hay quán bar, bạn có thể uống bao nhiêu tùy thích nhưng bạn không được phép uống say (get drunk) và ở Scotland sẽ là phạm pháp nếu bạn chẳng những uống say mà còn sở hữu 1 con bò (cow).

The “Tube” (Tàu điện ngầm của London)

London Tube
Trong hệ thống tàu điện ngầm ở London, đoạn từ ga Leicester Square đến Convent Garden là tuyến tàu phổ biến nhất với khách du lịch mặc dù đoạn đường này đi bộ còn nhanh hơn đi bằng tàu điện ngầm.

Hệ thống tàu điện ngầm của London, mặc dù là hệ thống đầu tiên và lớn nhất thế giới, vẫn được coi là hệ thống đắt nhất và ít độ tin cậy nhất.

409 thang cuốn (escalators) trong hệ thống ga điện ngầm London mỗi tuần di chuyển đoạn đường tương đương bằng 7 chuyến đi vòng quanh thế giới.

 

Hoàng gia Anh

British-Royal-Family
Không có gì bất ngờ khi sự việc được coi là kỳ lạ nhất trong lịch sử là việc Nữ hoàng Berengaria của Navarre, người đã cưới Vua Richard của nước Anh, lại chưa bao giờ đặt chân đến nước Anh.

Trên thế giới, lâu đài Windsor được coi là nơi ở lâu đời nhất của một triều đại phong kiến mà vẫn còn đang được sử dụng để ở, và cung điện Buckingham được xây dựng năm 1702 trên mãnh đất vốn từng là một nhà thổ (brothel) khét tiếng.

Người ta cũng tin rằng lâu đài Windsor bị ma ám (haunted), những hồn ma bao gồm Vua Henry VIII, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất, Vua George và Charles đệ nhất.

Nữ hoàng Anh, người từng nắm lĩnh quyền lực trên khắp thế giới, mặc dù rất uy nghi và có danh tiếng vẻ vang, vẫn không được phép vào Viện Thứ Dân của Nghị Viện Anh (House of Common) , chỉ đơn giản vì bà không phải là nghị sỹ – thành viên của Viện này.

Vào thời trung cổ ở England, kể cả động vật cũng bị kiện ra tòa án và bị trừng phạt vì những tổn thất mà chúng gây ra cho con người và tài sản của họ.

Uống trà

Afternoon Tea
Người Anh là những con nghiện uống trà (tea addicts). Một người Anh uống nhiều trà hơn bất cứ người dân của bất kỳ đất nước nào (nhiều hơn 20 lần so với người Mỹ).

 

Thủ đô London

London

London được biết đến là thành phố có sự đa dạng về văn hóa chủng tộc nhất (high cultural diversity) trên thế giới, điều này được chứng minh bằng thực tế rằng 25% dân số London không phải được sinh ra ở Anh.
Một trong những nhà hát nổi tiếng nhất nước Anh là Nhà hát Hoàng gia Bristol (The theatre Royal Bristol) vẫn trình diễn vở “Cats” (Những chú mèo) từ năm 1766!

Bạn có biết rằng London đã từng có bao nhiêu cái tên không? Nó từng được gọi là Londonium trong thời La mã xâm lược, là Ludenwic vào thời Saxon, và là Ludenburg vào thời Alfred Đại đế.

Con mắt Thiên Niên Kỷ – London Eye là vòng quay quan sát cao nhất thế giới tại thời điểm nó được xây dựng năm 1999, mỗi vòng quay (rotation) của nó là 30 phút.

Trong trận Đại Hỏa hoạn ở London (Great Fire of London) năm 1666, thành phố đã bị tàn phá hoàn toàn và phải mất rất lâu để xây dựng lại, nhưng số thương vong chỉ là 8 người!

Số đồ cổ di tích trong viện Bảo tàng Anh Quốc (British Museum) chứa đựng 2 triệu năm nền văn minh thế giới.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến bài hát ru “London bridge is falling down” (Cây cầu London đang sập). Bạn có biết rằng bài ca đó có từ cách đây hơn 1000 năm? Người Saxonđã phá hủy cây cầu London bằng tàu và dây thừng để kéo đổ nó xuống. Người ta cho rằng bài ca bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, hiện nay, thì người và xe vẫn chạy rầm rầm qua cầu London (London Bridge) mỗi ngày.

Bạn có biết rằng dòng sông Thames chảy dọc London có hơn 200 cây cầu (bridge) bắc qua và 20 cống ngầm (tunnel) ?

 

Big Ben không phải là một chiếc đồng hồ

London

Trái ngược với suy nghĩ phổ biến rằng Big Ben là tên chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới, nó thực tế là tên của quả chuông lớn nhất nặng 13 tấn. Chiếc tháp của đồng hồ có tên là Tháp Elizabeth (Elizabeth Tower) .

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn