D’ya know where the dunnie is, mate? -10 Australian Slang Words You Should Know- 10 từ lóng tiếng Anh Úc bạn đừng không biết.

Từ lóng trong tiếng Anh Úc dường như đã trở thành một ngôn ngữ riêng biệt, một góc màu đặc sắc trên bản đồ tiếng Anh quốc tế. Aussies (người Úc) rất thích chơi chữ, và thường sử dụng những cụm từ ngắn để giải thích mọi thứ. Hãy cùng English4ALL làm quen với 10 từ lóng tiếng Úc để thấy thứ ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh Anh này thú vị như thế nào nhé! All aboard!

 

1. cya this arvo – See you this afternoon: Chiều nay gặp nhé!

Cya this arvo in class!

Chiều nay gặp nhau ở lớp nhé.

 

2. daks – trousers (UK), pants (US): cái quần

I got some new daks yesterday at the shop.

Hôm qua tớ mới mua mấy cái quần mới ở ngoài cửa hàng.

 

3. dunnie – toilet, bathroom: nhà vệ sinh

D’ya know where the dunnie is, mate?

Biết toilet ở đâu không, anh bạn?

 

4.earbashing – constant chatter/talking: nói liên hồi

Her earbashing while I tried to study was driving me crazy!

Màn nói liên hồi của mụ ta trong lúc tôi đang cố học làm tôi phát điên.

 

5. fair dinkum – genuine, real: thật, xịn.

Anna’s a fair dinkum Aussie.

Anna là người Úc xuỵn.

 

6. heaps – a lot, lots:nhiều.

Thanks heaps for your help.

Rất cảm ơn sự giúp đỡ của cậu.

 

7. hooroo – goodbye: Tạm biệt

Hooroo mate, see ya tomorrow.

Chào nhé, mai gặp lại.

 

8. rellies  – relatives: họ hàng.

The rellies are in town this weekend and we’re going to the beach.

(Mấy người họ hàng sẽ đến vào cuối tuần này, và chúng tôi sẽ đi biển)

 

9. spiffy – great-looking: đẹp, ưa nhìn

Those blue thongs are pretty spiffy, I think I’ll buy them.

(Mấy cái dép lê này dễ thương quá, tôi nghĩ là tôi sẽ mua)

 

10. thong – flip flops: dép lê

I need a new pair of thongs, these are about to break.

(Tôi cần một đôi dép lê mơi để dành đi nghỉ)

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Americans like sandwich, but Britons like butty. Giải mã một số từ lóng chỉ đồ ăn của người Anh!

Cùng là tiếng Anh, nhưng người Anh có một số cách thường gọi tên đồ ăn khác hẳn với tiếng Anh từ các vùng khác của thế giới. Không chỉ người Việt, mà thậm chí người Mỹ, người Úc đôi khi cũng lúng túng khi không hiểu khi nghe thấy những tên gọi lạ hoắc cho những món đồ ăn vốn rất thân quen mà người Anh đã sáng tạo ra. Sự khác biệt này đôi khi là một sự phiền phức nhỏ cho những người chưa biết, nhưng cũng là môt sự thú vị vì đó là một cơ hội tốt để quan sát và trải nghiệm một thứ tiếng Anh Ăng Lê (British English) “xịn”. Hãy cùng English4ALL xuống phố hôm nay tại ga English on the Street để xem thực tế hàng ngày người Anh gọi củ khoai tây (potatoes), bánh sandwich…..là gì nhé? Bạn sẽ bất ngờ đấy! All aboard!

 

English Foods Slangs

Hãy Like và Share bài viết này nếu bạn thấy hữu ích để nhiều người cùng chia sẻ niềm vui được biết một điều mới cùng bạn.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

* Hình ảnh thuộc về trang Thrillist.

You are the bee’s knees!!! 30 từ lóng Tiếng Anh cực hay bạn sẽ muốn dùng ngay!!!!! (30 British Slangs you would love to use)

“Này, tờ muốn gặp gỡ cậu để bàn bạc, trao đổi một số công việc và nói chuyện chút nhé, hẹn gặp ở quán trà chanh”

“Ê, trà chanh chém gió không mày?”

Trong hai câu tiếng Việt trên đây, bạn hay dùng câu nào trong đời sống hàng ngày? Mặc dù chúng đều cùng một ý nghĩa và hoàn chỉnh về ngữ pháp. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn cần phải thừa nhận rằng, trong mọi ngôn ngữ ngoài những thứ trong từ điển, sách ngữ pháp, các quy tắc, chuẩn mực, thực tế cuộc sống dường như hay dùng những cách nói hoàn toàn khác, những từ vựng cực lạ mà nếu như chúng ta chỉ học trong sách vở sẽ không bao giờ có thể hiểu nổi. Hôm nay, English4ALL sẽ đưa các bạn tới ra English on the Street để cùng tham khảo một thứ tiếng Anh “vỉa hè” như thế với 30 từ lóng cực hay và thường gặp mà chắc chắn bạn sẽ muốn thử dùng ngay!! Đừng để tiếng Anh của bạn chết héo trong mấy quyển từ điển và đống bài tập. All aboard!

30 Slangs 1

  1. Cheers – Đây là từ người hay dùng để đáp lại như một lời cảm ơn (thank you) cũng có khi dùng trong thư từ, email, nghe gần gũi và tự nhiên hơn “Sincerely”
  2. Absobloodylootely – n – Dùng để đồng ý hoàn toàn, nhất trí với ai, một cách nói của giới trẻ Anh Quốc. Tuy nhiên, hơi bậy
  3. Ace – n – Tuyệt vời!!!!
  4. All to pot – adj – Nói về một điều gì đó là hoàn toàn sai lầm
  5. Anti-clockwise – adv – Ngược chiều kim đồng hồ, tương tự ‘counter clockwise.’
  6. The Bee’s Knees – adj – Điều gì đó vô cùng thật tuyệt vời (awesome –wonderful)
  7. Bespoke – adj –Cái gì đó được dành riêng, làm riêng cho bạn, ví dụ: i.e. bespoke bed – giường đặt làm riêng
  8. Bob’s your uncle – in- terj –Tất cả những gì cần làm là……; thế thôi!
  9. Bog standard – n – Bình thường.
  10. Bollocking – n – Bị phạt hay bị mắng “He had a good bollocking!’
  11. Bugger – n – Một từ cảm than thể hiện sự không hài long (“Oh bugger!”), tình huống éo le (“Well, we’re buggered now”), hoặc vô cùng ngạc nhiên (“Well bugger me!”), bỏ qua (“bugger that”).
  12. Brilliant! – adj – Tuyệt vời!
  13. Car boot sale – n – Nơi gặp gỡ, trao đổi bán đồ cũ đằng sau những chiếc xe hơi. Nghe hay hơn là “a flea market”
  14. Car park – n – Chỗ đậu xe
  15. Chock-a-block – adj – Sát sàn sạt, xít xìn xịt, xếp sát vào nhau, kiểu như một lịch làm việc vô cùng bận rộn, kín lịch (a Chock-a-block schedule)
  16. Chuffed – adj – Vui vẻ hay thích thú về điều gì
  17. Chunder – v – Ói, mửa
  18. CV – n –Viết tắt của Curriculum Vitae – Sơ yếu lí lịch nhưng người Mỹ hay gọi là a Résumé.
  19. Damp Squib – adj – Một sự kiện hay hoạt động nào đó bạn tưởng là rất hay, hấp dẫn nhưng hoá ra lại làm bạn thất vọng.
  20. Fortnight – n – Hai tuần, người Anh thường dùng khi nói về thời gian.
  21. Jammy dodger – n – Một người may mắn, và cũng là một loại bánh quy rất ngon.
  22. Kerfuffle – n –Một chuyện rắc rối, . “It was a bit of a kerfuffle.”
  23. Knackered – adj – Mệt mỏi, kiệt sức Cream Krackered – adj – Hoàn toàn kiệt sức
  24. Know your onions – Rất giỏi, hiểu biết về một chủ đề nào đó cụ thể
  25. Lost the Plot – n – Người bị điên, hoá điên.
  26. Scrummy – adj – Một thứ gì đẤY CỰC KỲ NGON!!!!
  27. See a man about a dog – v phrs : Đi vệ sinh, hoặc đi gặp một cuộc gặp gỡ bí mật
  28. Skive – v, n – Lười, mệt, muốn nghỉ làm!!!!
  29. Taking the piss – n – Lợi dụng ai
  30. Tickety-boo – adj – Dùng để diễn tả một việc diễn ra rất suôn sẻ, thuận lợi.

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn 

Hi, mate! Nope, my name is Huy, not Mate. Maybe you got wrong person. Từ lóng tiếng Anh dùng để chỉ bạn bè (Slang words for friends)

Bạn bè luôn là những mối quan hệ quan trọng với mỗi người. Ai cũng có cho riêng mình những người bạn thân để đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. Người Việt có rất nhiều từ để chỉ những bạn thân thiết: chiến hữu, bạn tâm giao, bạn tri kỉ…….Và người Anh cũng không chỉ gọi bạn là Friend và bạn tốt là best friends. Trong thực tế giao tiếp, họ cũng sử dụng vô số những từ khác để chỉ một mối quan hệ bạn bè thân thiết. Bạn đã biết bao nhiêu từ tiếng Anh như thế? 1 từ, 2 từ hay 5 từ? Không quan trọng đâu, bởi vì nếu bạn chưa biết thì sau chuyến tàu English4ALL hôm nay bạn sẽ biết thêm ít nhất 10 từ nữa người Anh thường dùng để chỉ những người bạn “con chấy cắn đôi”. All aboard!

1. Mate.

Một số người Anh sử dụng từ “mate” để chỉ ai đó mà họ gặp, có khi là một người hoàn toàn lạ. Đây cũng là cách gọi khi mà bạn không biết hoặc không nhớ tên của một ai đó. “Hello mate” có thể sử dung trong mọi tình huống, nhưng thật không nên sử dụng trong những tình huống trang trọng như là phỏng vấn xin việc (job interview), trừ khi bạn xin việc làm thợ hồ hoặc lái xích lô thì không sao hết.

 

 

2. Babe.

Thường dùng để chỉ những phụ nữ trẻ, nhưng đôi khi cũng chỉ nam giới. Cách xưng hô này tạo cảm giác ấm áp và được trân trọng. Nhưng một số người lại rất ghét bị gọi là “Babe” thế nên đừng bao giờ sử dụng trong những bối cảnh trang trọng

 

 

3. Bestest Buddy/Best buds/Bosom Buddy

Tất cả những từ trên đây đều dùng để chỉ người bạn thân nhân nhất

Ví dụ: He’s my bestest buddy.

(Anh ta là bạn chí cốt của tôi)

We are best buds.

(Chúng ta là bạn tốt)

“You’re my bosom buddy, you are” (Mày là bạn tốt của tao, mày nhỉ) là câu thường nghe thấy khi cả hai người đều đã say. Từ Bud vài năm qua trở nên ít được sử dụng hơn.

4. Chum
Từ này hiện nay ít còn được sử dụng.

 

5. Pal

Đặc biệt phổ biến ở Scotland hơn là ở Anh, xứ Wales, và Bắc Ai Len. Tuy nhiên nếu ai đó nói với bạn từ này một cách giận dữ, hãy coi chừng.

Tốt: “I’ll see you later, pal”  (Tớ gặp cậu sau nhé, bạn hiền)
Xấu: “I’ll sees you later PAL!” (Tao sẽ tính sổ chúng mày sau, khốn). 

6. Homie – Old Chap – Old Bean: cũng là những cách gọi khác.
7. Blud
Thường được đám con trai sử dụng khắp nơi. Tuy nhiên, nếu bạn đã trên 18 tuổi rồi thì nên tránh.
8. Geezer
Thường được sử dụng như một lời chào xã giao, nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa cánh đàn ông với nhau.

Ví dụ:

“Alright geezer”

(Ổn chứ, anh bạn)

 

9. Fella tương tự như từ Geezer

Để nói rằng ai đó rất thân với nhau, người ta thường nói Thick as thieves

Ví dụ: I’m sure she tells Ann everything we say – they’re as thick as thieves, those two.

(Tớ chắc là nó sẽ kể cho Ann mọi điều chúng ta nói, hai đứa nó thân với nhau vô cùng)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4all.vn

Slang words for “&*$!£*%!” 40 cách khác nhau để nói về “chuyện ấy” trong tiếng Anh

“Chuyện ấy” là chuyện ai cũng biết là chuyện gì nhưng ai cũng ngại nói và ngôn ngữ nào cũng coi đó là một vấn đề tế nhị và tránh nói tới. Tuy nhiên, dù có tránh, thì trong tiếng Anh vẫn có tới hơn 40 cách khác nhau, từ chính thức cho tới ám chỉ vấn đề nhạy cảm này. Người ta có thể dùng để giảng giải một vấn đề xã hội học trong gia đình cho tới những cuộc nói chuyện cùng bạn bè trên hè phố….Bạn có muốn biết những từ khiến nhiều người đỏ mặt đấy không? Nếu có, hãy lên ngay chuyến tàu English4ALL ngày hôm nay để đến ga English on the Street cùng tìm hiểu nhé! All aboard! Lưu ý chuyến tàu hôm nay không nhận các hành khách dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, và các cháu thiếu niên, nhi đồng.

 

Mặc dù là một vấn đề nhạy cảm, nhưng đây lại là một chủ đề khá phổ biến trong những cuộc trò chuyện với bạn bè, có khi là vui đùa, trêu chọc nhau, những cũng có khi là nghiêm túc để nói về một mối quan hệ. Bạn có chắc không bao giờ bạn phải nói tới vấn đề sex trong cuộc sống không?. Ah, cũng có thể, nếu như bạn là một nhà tu hành. Và nếu như bạn muốn nói hoặc muốn nghe về những vấn đề đó bằng tiếng Anh thì dưới đây là những gì bạn nên biết. Sẵn sàng chưa?

 

 

Từ cách nghiêm túc (formal) nhất….

1.Have sex là từ chung nhất và phù hợp nhất để sử dụng.

2.Make love cũng phổ biến, nhưng chỉ dùng khi bạn có một mối quan hệ (với bạn trai/bạn gái/ vợ hoặc chồng, không dùng với …..

3.Sleep with là một từ cũng rất thích hợp vì tính đa nghĩa của nó. Chưa chắc là giữa hai người đã có gì, tuy nhiên người ta vẫn thường hiểu là nếu như bạn nó “sleep with someone” thì có điều gì đó hay ho hơn là chuyện nằm ngủ.

4.Have an affair là một từ đồng nghĩa (synonym) của sex, thường ám chỉ một mối quan hệ ngoài luồng, không chính thống. Nói cách khác là có bồ.

5.Do it Bọn trẻ con dưới 12 tuổi hay dùng từ này để nói thay vì “have sex”

6.Have relations hơi kém phổ biến hơn sleep with. Không phải lúc nào cũng ám chỉ tới chuyên sex, nhưng thường là như vậy.

7.Fornicate lại là một kiểu nói vui về chuyện ấy, nghe có vẻ khoa học, và hàn lâm, do đó không phổ biến lắm, dùng từ này trong những cuộc trò chuyện chỉ tạo ra sắc thái hài hước.

8.Have coitus

9.Copulate là những từ hiếm sử dụng

10.Engage in/have (sexual) intercourse là cách nói của các thầy cô giáo dạy môn sinh học.

11.Mate cũng là chỉ chuyện ấy, có điều không phải dùng cho người, mà dùng cho động vật. Có khi bạn sẽ nghe thấy trong một giờ sinh học chăng?

 

…..đến những cách “đời thường” (informal) nhất

Những từ dưới đây không quá trang trọng, và có thể sử dụng trong những tình huống thân mật giữa bạn bè mà không gây xúc phạm. Cẩn trọng khi sử dụng!

12. Get laid có lẽ là một trong những từ đa nghĩa phổ biến nhất.

13.Hook up là một từ thường gặp ở Mỹ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng ám chỉ chuyện đó .

14.Get lucky. Một ngày nào đó, có ai hỏi bạn “Did you get lucky last night?” thì đừng vội trả lời Yes nhé. Đây là một từ mới nổi qua một bài hát Daft Punk.

15. Get it on nghe có vẻ cổ điển, nhưng đã một thời nổi tiếng nhờ bài hát của Marvin Gaye.

16. Take (someone) to bed có vẻ rõ ràng và lộ liễu hơn “sleep with someone,”

17. Get Busy Bận gì mà bận?

18. Be/get intimate

19. Go all the way cũng đã từng là mốt, nhưng là từ những năm 1970s.

20. Hit a home run một từ mà người Mỹ nghĩ ra từ môn bóng chày (baseball). Thực ra họ có thứ tự như thế này (dựa trên môn thể thao).

First base – kissing

Second base – touching, heavy petting, and rubbing

Third base – oral sex

Home run – intercourse

(Nghĩa của mấy cái base là gì các bạn tự tìm hiểu nhé)

21. Hump nghe có vẻ trẻ con. Đó là động tác di chuyển của hông (hips) dễ khiến người ta liên tưởng đến những di chuyển khác.

22. Make babies rất thẳng thắn và trực tiếp!

 

Và những từ bậy bạ nhất……Naughty!

Chỉ sử dụng với những người cùng lứa tuổi và bạn bè, tuy nhiên, cẩn trọng gấp đôi!

23.Fuck động từ mạnh

24.Get some (ass/booty)

25.Fool around

26.Get down

27.Shag là tiếng lóng của Anh tương đương với “f.u.c.k” nhưng ở Mỹ lại không phổ biến.

28. Root là đặc sản của Úc, tương đương với shag fuck.

29. Sex (someone) up

30.Ravish Hmm! Một cách khá thô bạo và cuồng nhiệt.

 31.Score ….Cũng là một hình thức ghi bàn sao?

32. Put your P in a V (chỉ dành cho đàn ông) Bậy kinh hồn, nhưng lại trở nên phổ biến nhờ bộ phim Forgetting Sarah Marshall.

 

Những từ tốt nhất là……..không nên dùng!

 

33. Screw – không phải là chỉ hoạt động của cái tuốc nơ vít đâu!!!!

Ví dụ: Go screw yourself! (Chẳng biết dịch thế nào cho chân thật!)

34.Bang chắc là không phải chỉ tiếng súng

35.Bone chắc cũng không phải là cái xương đâu.

 36.Nail thường thì hiểu là móng tay hoặc cây đinh, nhưng trong trường hợp này thì…..là cái khác.

37. Ride thường thì là cưỡi ngựa hoặc đạp xe, nhưng trong trường hợp này thì là cưỡi cái khác.

38. Get nasty Hmm!

 39.Pound cũng giống bang hay nail;

40.Get a dicking dành cho phái nữ

 

Những từ trên dùng để làm gì?

English4ALL không khuyến khích sử dụng tất cả những từ trên, ngoại trừ những tình huống bạn tự cho phép và cảm thấy phù hợp (trò chuyện, tán gẫu với bạn bè thân thiết, đùa vui…).

Tại sao không khuyến khích lại chia sẻ?

Để giúp bạn nghe hiểu những trò đùa (joke) hay những đoạn hội thoại hay gặp trong phim và TV show tiếng Anh dán nhãn strong language và nếu bạn sống ở những nước nói tiếng Anh, bạn sẽ hiểu thêm được về văn hoá-đời sống bản địa.

Dù muốn hay không, đây vẫn là một phần thực tế không thể thiếu của thứ tiếng Anh bạn thực sự nghe thấy trong đời sống của người Anh-Mỹ (Real life English)

 

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Don’t mug her like that! She is just a shutter-bug Từ lóng tiếng Anh về “tự sướng” (Selfie)

Ngày nay chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bạn đã có thể trở thành một nhiếp ảnh gia nghiệp dư và tự tin chia sẻ hình ảnh của mình với cả thế giới thông qua các mạng xã hội và Internet. Trào lưu tự chụp ảnh – tự sướng phát triển mạnh mẽ đến mức năm 2013, selfie- từ chỉ hành động tự chụp ảnh và chia sẻ qua mạng xã hội đã chinh thức được từ điển Oxford ghi nhận như một từ mới trong tiếng Anh. Từ các cô cậu học sinh cho đến các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới, ai cũng mê selfie. Và hôm nay, English4ALL thứ Tư sẽ giới thiệu với mọi người một số từ lóng trong tiếng Anh liên quan đến hành động selfie đầy thú vị này nhé.

1. Nếu như bạn là một người quá đam mê việc chụp ảnh, người Anh sẽ gọi bạn là một shutter-bug.

Ví dụ: Annie is really a shutter-bug. She is taking selfies all the times.

(Annie quả thuật là một con nghiện chụp ảnh. Lúc nào cũng tự sướng được)

selfie slang
Đi đâu cũng chụp ảnh, chẳng mấy chốc người ta gọi bạn là shutter-bug

 

2. Còn nếu bạn là một nhiếp ảnh gia thực thụ, đôi khi người ta sẽ không chỉ gọi bạn là photographer, mà đôi khi còn được gọi tắt là một “photog

Ví dụ: He is really a talented photog.

(Ông ấy quả là một nhiếp ảnh gia có tài)

 

3. Bạn đang chụp một bức hình tình cảm với bạn gái, tự nhiên con chó yêu nhà bạn thò mặt vào, và kết quả là vị khách không mời mà đến tự chui vào bức ảnh của bạn và tạo ra một “photobomb” rồi.

Ai là photo bomber đây????
Ai là photo bomber đây????

4. Các bạn biết đấy, selfie là kiểu tự chụp ảnh có lộ diện gương mặt của chính người chụp, vậy trong trường hợp không khoe mặt, mà chỉ lộ – khoe phần sau (mông) của người chụp thì gọi là gì? Đó là “belfie”.

Cô KIm siêu vòng ba thích điều này. Thế này mới gọi là belfie chứ!
Cô KIm siêu vòng ba thích điều này. Thế này mới gọi là belfie chứ!

 

5. Một bức ảnh chụp tuyết sẽ thường được gọi là “snowtograph”.

Như thế này có được gọi là snowtograph không???
Như thế này có được gọi là snowtograph không???

6. Look đơn giản chỉ là nhìn, stare là nhìn chằm chằm, còn nhìn một cách không thân thiện và làm cho người khác khó chịu – nhìn đểu- thì được gọi là “Mug

Ví dụ :Why are you muggin’ me?

(Sao mey nhìn đểu tau?)

 

7. Một bức ảnh (picture) cũng có khi được gọi là pic, tuy nhiên một bức ảnh mà bạn đã chụp và lưỡng lự không biết có nên xóa đi hay không, thì nó không còn được gọi là photo nữa mà chỉ còn là phot.

 

8. Nếu bạn muốn chụp ảnh một nhân vật nổi tiếng, hay một sự kiện quan trọng, không phải muốn chụp là chụp được, bạn cần phải có ai đó sắp  xếp cho một photo op (photo opportunity) cơ hội được chụp ảnh. Từ này ra đời dưới thời của Tổng thống Mỹ Nixon. Khi thư ký báo chí (press secretary) của tổng thống Bruce Whelihan nói “Get’em in for a picture” (Cho họ vào chụp ảnh đi), một người phụ tá của ông Whelihan, Zon Ziegler sẽ chính thức thông báo với phòng Báo chí Nhà Trắng là “There will be a photo opportunity in the Oval Room”, (Có cơ hội chụp ảnh trong Phòng Bầu dục – phòng làm việc của tổng thống Mỹ). Từ đó, người ta nói rút gọn thành từ photo op như ngày nay.

Muốn chụp được những bức ảnh như thế này, phóng viên cần phải có photo op
Muốn chụp được những bức ảnh như thế này, phóng viên cần phải có photo op

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

 

 

 

 

“Do you have a sweet tooth?” Từ lóng tiếng Anh chỉ đồ ăn thức uống (Food & Drink)

Ăn, xơi, hốc, chén, nốc, dùng bữa…….Tiếng Việt của chúng ta có biết nhiêu từ lóng để chỉ một hoạt động rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày: chuyện ăn uống. Tiếng Anh cũng tỏ ra giàu có không kém với vô số những từ để chỉ đồ ăn thức uống. Ga English on the Street ngày hôm nay sẽ cùng bạn khám phá một số từ lóng Tiếng Anh cực kỳ hấp dẫn mà nếu bạn là một tâm hôn ăn uống không thể không biết. All aboard!

 

Grub

“Chén gì đê!” đừng dịch là “Let’s get some food!” bạn nhé. “Thanh niên nghiêm túc” quá!

Hãy dịch là “Let’s get some grub/nosh/chow!” khi nói với bạn bè nhé, như thế “Anh” hơn nhiều, vì đó đều là những từ lóng của từ “food”.

Ví dụ:

“I’m hungry. Let’s get some grub!”

(Tớ đói lắm rồi. Kiếm gì ăn đi!)

 

booze

Trời nóng thế này, bước vào một tiệm tạp hóa (off-licence), kiếm một chai bia để uống theo cách của một người Anh, hãy nói “Can I get a bottle of booze?”. Booze là cách gọi khác của bia rượu (alcohol)

Ví dụ:

“We found him asleep next to an empty bottle of booze.”

(Bọn tớ thấy nó ngủ lăn cạnh cái chai bia cạn)

 

cup o’ Joe

Mỗi buổi sáng, bạn cần gì hơn một “Cup o’ Joe” – một ly cà phê để bắt đầu ngày mới !!!

Ví dụ:

“If I don’t have my morning cup o’ Joe, I can’t stay awake for my 7 AM class!”

(Tớ mà không uống cà phê, chẳng trụ được mà học lớp 7h)

 

lay off

Ngày xưa mình ăn nhiều lắm, nhưng dạo này quá cân rồi, phải “lay off” thôi – không thể tiếp tục ăn nhiều được nữa, đặc biệt là “lay off” các loại đồ ăn nhanh.

Ví dụ:

“I’m gaining weight. I should probably lay off the fast food.”

(Tớ đang tăng cân. Phải cai ngay và luôn các loại đồ ăn nhanh.)

 

pig out

Con heo, người Việt thường dùng để nói những người ăn khỏe. Người Anh thường lại dùng động từ “pig out” để nói ai đó ăn rất khỏe, rất nhiều. .

Ví dụ:

“We all pigged out at the all-you-can-eat buffet.”

(“Bọn tớ ních đầy đồ ăn ở tiệc buffet cả rồi!)

 

doggie bag

Hôm trước, đi ăn với một anh bạn Tây, ăn xong còn chút đồ thừa, nó nói với nhân viên phục vụ “Can I get a doggie bag for my friend?” rồi nhìn mình cười. Mình có phần tức tối, nghĩ bụng “Thằng ch*, sao nó lại xin túi đồ cho chó đưa cho mình nhỉ?” Hóa ra, doggie bag đơn giản chỉ là túi để gói đồ thừa mang về khi ăn ở nhà hàng.

Ví dụ:

“The restaurant served so much food that I couldn’t eat it all, so I took the rest home in a doggie bag.”

(Nhà hàng mang nhiều đồ ăn đến mức tớ chẳng thầu hết được, vậy nên tớ bỏ túi mang về.”

Nếu bạn muốn hỏi xin túi để gói đồ xót lại mang về khi ăn ở nhà hàng, bạn có thể hỏi nhân viên phục vụ

Can I get a doggie bag?” hoặc “Could you wrap this up for me?”

 

 plastered

“Plastered” là một cách để nói ai đó đã quá say.

Ví dụ:

“He’s completely plastered! He can’t even stand up!”

(Nó say quá rồi. Đứng còn không nổi!)

Còn một vài cách nói khác để chỉ say xỉn ngoài “plastered” như wasted, juiced, sauced, sloshed, hammered, trashed, và shit-faced. “Shit-faced” mang một chút hàm ý xúc phạm.

Bạn có thể sử dụng các từ này với “completely” và “totally”, nhưng không thể dùng với “very”.

 “He’s totally wasted”

“He’s very wasted”

“She’s completely hammered”

“She’s very hammered”

 

brunch

Brunch là từ ghép giữa “breakfast” và “lunch”. Thường được ăn vào cuối buổi sang, là bữa ăn gộp cho cả bữa sáng lẫn bữa trưa.

Ví dụ:

“We’re having brunch at 10:30 on Sunday morning.”

(Chúng tôi ăn bữa gộp vào lúc 10:30 sáng Chủ Nhật)

 

sweet tooth

Bạn đã từng nghe nói đến răng nanh, răng sữa, răng khểnh, răng khôn…….nhưng đã bao giờ nghe thấy “răng ngọt” chưa? Nếu bạn thích ăn nhiều đồ ngọt, các loại kẹo bánh….chứng tỏ bạn đang sở hữu “sweet tooth”.

Ví dụ

“My son has such a sweet tooth, he’d eat candy for breakfast if I let him!”

(Con trai tớ mê đồ ngọt lắm, nếu tớ mà đồng ý có khi nó ăn kẹo trừ bữa)

 

veggie

Nếu bạn là người ăn chay, chắc là bạn sẽ thích veggie food – các món chay..  “Veggie” là viết tắt “vegetable.”

Ví dụ:

“I’m making some veggie burgers.”

(Tớ đang làm mấy cái burger chay)

 

yummy / yucky

Bọn trẻ con thường nói “Yummy” và “yucky” thay vì “delicious” và “disgusting.” Để khen đồ ăn ngon hay chê dở

Ví dụ:

“Macaroni and cheese is really yummy!”

(Mỳ ý và phó mát thật là tuyệt!)

“I don’t like broccoli. It’s yucky.”

(Tớ không thích súp lơ xanh đâu. Kinh lắm!)

 

wolf down

wolf down là “nốc” là “chén” một món gì đó rất nhanh.

Ví dụ:

“He wolfed down four pieces of pizza and asked for more.”

(Hắn chén một phát bốn miếng pizza mà còn đòi ăn thêm)

 

snack on

Snack là đồ ăn nhẹ  còn  “snack on” là ăn vặt món gì đó.

Ví dụ:

“If you want to lose weight, try snacking on dried fruit instead of potato chips.”

(Nếu cậu muốn giảm cân, ăn vặt mấy thứ trái cây khô thay cho khoai chiên thôi.)

 

have a bite

Nếu bạn muốn nếm thử món ăn một người bạn, hãy nói

“Can I have a bite of your… (steak / spaghetti / salad / etc.)”

 

grab a bite to eat

grab a bite to eat” là kiếm cái gì đó để ăn.

Ví dụ:

“Let’s grab a bite to eat on the way to work.”

(Trên đường đi làm, kiếm cái gì ăn đi.)

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

That dish is a la minute! – Một số từ lóng tiếng Anh trong bếp nhà hàng.

Đã bao giờ bạn đi lạc vào bếp của một nhà hàng nói tiếng Anh chưa? Đó quả thật là một trải nghiệm cực kỳ cực kỳ thú vị mà chắc chắn bạn sẽ thấy hấp dẫn. Nhà bếp là một sự tương phản sống động với không gian sang trọng và yên tĩnh phía ngoài, nơi phục vụ các thực khách. Giống như lạc vào một dây chuyền sản xuất bận rộn và đồ sộ, bạn còn nghe thấy từ trong guồng máy đó những từ ngữ mà bạn biết chắc chắn rằng đó là tiếng Anh nhưng chưa chắc đã hiểu chúng mang ý nghĩa gì bất kể bạn đã học tiếng anh 10 hay 20 năm. Đơn giản vì đó là hệ thống những từ lóng rất riêng mà giới nhà bếp đã sáng tạo ra trong quá trình làm việc của họ và dần dần trở thành một thứ ngôn ngữ riêng. English4ALL không thể chuyên chở tất cả những từ ngữ ấy chỉ bằng một chuyến tàu hôm nay, nhưng biết đâu sẽ giúp bạn phần nào hết bỡ ngỡ với “thứ tiếng Anh trong tiếng Anh” của các đầu bếp.

Hãy thử đọc đoạn văn này:

Oh man, we had over 90 covers, two 12-tops, a bunch of four-tops, tons of VIPs. By nine, we were really cruising, totally slammed, had already 86’d striper and tatin. I was running the pass when this huge pick-up was happening, we were doing that really soigne risotto with chanterelles—a la minute you know? The pick-up time is like 20 minutes. I got this really green cook on sauté, fired her a 4 by 4 by 3, half a dozen more on order, but when we go to plate she’s short two fucking orders, so had to order fire two more on the fly, she was totally in the shit! We were so weeded! Food’s dying on the pass. The rail is jammed up with dupes. Thesalamander stopped working. My porter no-showed. I really thought we might go down.

Nếu bạn chưa bao giờ làm việc trong ngành nhà hàng thì đoạn văn viết bằng tiếng Anh này khác nào viết bằng tiếng Phạn. Thứ tiếng lóng của giới đầu bếp này rất khéo, hiệu quả, nhưng đôi khi cả một chút thô nữa, chúng gia tăng tính đoàn kết nơi làm việc nhưng sẵn sàng làm rối lòng những kẻ ngoại đạo.

ON THE LINE

Line là khu vực để đồ ăn đã chế biến xong, thường được xếp thành một hàng dọc. Nếu ai đó “on the line” tức là họ làm công việc sắp xếp đồ ăn để chuẩn bị đưa ra phục vụ khách, còn gọi là “a line cook”

RUNNING THE PASS

 “Pass” là khu vực mặt phẳng dài mà đồ ăn được lên đĩa đợi bồi bàn mang đi. Bếp trưởng hay các đầu bếp cao cấp “run the pass” là người chịu trách nhiệm đọc cho các đầu bếp biết họ sẽ phải chế biến món gì theo thứ tự. Họ vừa xem đơn, vừa kiểm soát tốc độ chế biến và nhịp độ công việc.

SOIGNE

Đọc là SWAN-YAY, có nghĩa là “elegant” trong tiếng Pháp, dùng để mô tả những món ăn hết sức hấp dẫn hoặc được trang trí bắt mắt.

A LA MINUTE

A la minute là từ tiếng Pháp của “in the minute” (một phút nữa!), đề cập tới những món ăn có thể làm ngay, chế biến ngay từ đầu đến cuối ngay sau khi món đó được gọi chứ không cần chuẩn bị trước

MISE

Short for mise en place (French for “everything in its place”), this term refers to all of the prepped items and ingredients a cook will need for his specific station, for one night of service. E.g., Chef: “Did you get all of your mise done?” Cook: “I just need to slice shallots for the vin(aigrette), chef, then I’m ready.”

Viết tắt của mise en place (tiếng Pháp nghĩa là “everything in its place” – mọi thứ đã sẵn sang), từ này đề cập tới tất cả những vật dụng và nguyên liệu mà một đầu bếp cần đều đã ở đúng vị trí cho một tối làm việc.

Ví dụ:

Bếp trưởng: “Did you get all of your mise done?” (Tất cả đồ của anh đã sẵn sàng chưa?)

Đầu bếp: “I just need to slice shallots, then I’m ready.”

(Em chỉ cần thái hành nữa là xong ạ)

12-TOP/4-TOP/DEUCE

12 Top là bàn dành cho 12 thực khách. 4 top là bàn bốn người, còn A “deuce” là bàn hai người.

NO SHOW

Một “no-show” là nhân viên bếp không có mặt để làm việc.

ON DECK/ON ORDER

Khi đơn đặt hàng được in ra từ máy in nhà bếp, đầu bếp “running the pass” (điều hành) sẽ đọc to để các đầu bếp biết họ có những gì “on deck/on order”, ví dụ “4 bò bít tết, 2 chim cút,…chuẩn bị (on order)” như vậy để các đầu bếp chuẩn bị tinh thần và xếp đặt những gì cần thiết để nấu món ăn.

FIRE

Khi bếp trưởng ra lệnh “Fire” hay “Pick-up” là một đầu bếp sẽ bắt đầu nấu một món nào đó. “Order fire” là khẩu lệnh nấu ngay một món nào đó vì chỉ có 1 món trên đơn.

Ví dụ “Fire, 2 jacket potato, 1 lamb” (Chạy, 2 khoai tây, 1 cừu!)

RUN THE DISH

Khi một món ăn đã sẵn sàng để mang ra phục vụ khách tại bàn, đầu bếp sẽ “run the dish” – chạy món.

DYING ON THE PASS

Dùng để chỉ những món ăn đã sẵn sàng để đem ra phục vụ khách nhưng bị để lại quá lâu bị nguội đi và kém ngon bởi vì bồi bàn quá chậm hoặc chưa mang ra kịp.

86’D

Khi nhà bếp hết một món nào đó, người ta gọi là “86’d”. Một món cũng có khi rơi vào cảnh “86’d” nếu như bếp trưởng không hài lòng với khâu chuẩn bị và tạm thời rút khỏi thực đơn. Trong một văn bản đầu tiên viết về  cách sử dụng từ này là ở quán bar Chumley khu trung tâm Mahattan.  Quán bar này có lối vào ở đường Pamela Court và lối ra ở 86 Bedford Street. Cảnh sát sẽ báo trước cho nhân viên quán biết về những cuộc kiểm tra, và bảo họ “86” khách hàng – cho khách hàng ra bằng cửa số 86.

THE RAIL/THE BOARD

Đây là ray kim loại chứa tất cả đơn gọi món mà nhà bếp thực hiện. Khi đơn được in ra, nó sẽ được gắn trên “the rail” hoặc “the board”. “Clearing the board” tưc là nhà bếp đã thực hiện xong hết đơn hang.

 

VIPS/PPX/NPR

Những từ này là viết tắt của “Very Important Person” (Khách quan trọng), “Persone Txtrodinaire,” và “Nice People Get Rewarded” được viết trên đơn gọi món để tất cả nhân viên tại nhà hàng sẽ ưu tiên hang đầu cho những thực khách này.

FLASH

Nếu một món ăn bị nấu chưa chin tới, đầu bếp sẽ “flash it” trong lò vi sóng từ 1-2 phút để hâm nóng, tang nhiệt độ.

SANCHO

Khi một anh chàng đầu bếp nào đó bị hắt xì hơi, một đồng nghiệp sẽ hô “SANCHO”. Đây là truyền thống của Mexico chỉ ra rằng có anh chàng Sancho hay Sancha gì đó đang ngoại tình với vợ bạn trong khi bạn đang đi làm. Đây là một trò đùa vui của cánh nhà bếp.

SHORT

Thiếu một thành phần nào đó hoặc một loại nguyên liệu

Ví dụ ““Dammit, I’m one meatball short!” (Chết tiệt, tôi thiếu một viên thịt rồi!)

“Lancaster fucking shorted us again on cream.” (Cái bọn Lancaster chết dẫm lại làm nhỡ kem rồi)

 

DUPE

Viết tắt của “duplicate”. Khi đơn gọi món được in ra ở trong bếp, chúng thường được in trên giấy có 2 hay 3 mã màu để đánh dấu món ăn. Điều này cho giúp cho người đang điều hành bếp (running the pass) theo dõi và gạch bỏ những món đã hoàn thành

Ví dụ: “Gimme that dupe, I gotta cross off the apps.”

(Đưa cái đơn đấy cho tớ, tớ phải gạch bỏ cái món này)

SOS

Viết tắt của “Sauce on the side” – để nước sốt bên cạnh.

ALL DAY

Đề cập tới tổng số món mà một đầu bế nấu được trong một ngày/một ca. Đó là hệ thốn phân hạng rõ giữa bếp trưởng và đầu bếp.”

WAXING A TABLE

Phục vụ chu đoá một bàn VIP.

 

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4all.vn