9 ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ Ở ANH QUỐC 9 things you didn’t know about a UK general election

Hôm qua, 7 tháng 5, cả vương quốc Anh đã đi tổng tuyển cử để bầu chọn ra những người đại diện dẫn dắt đất nước trong 5 năm tới. Kết quả vẫn chưa được biết vì chưa công bố, tuy nhiên có nhiều điều rất thú vị đã công bố rồi nhưng có thể bạn vẫn chưa biết như: bạn có được dắt chó đến điểm bầu cử hay không? Nữ hoàng Anh có được phép đi bầu không? Hay vì sau người Anh luôn tổ chức tổng tuyển cử vào đúng ngày thứ Năm? Tất cả những câu trả lời sẽ có trong chuyến tàu của English For ALL tới ga British Way hôm nay. All aboard!

1. Chỉ được bầu bằng chữ “X” thôi ah? Không, nhiều hơn thế.

X

Mặc dù có hướng dẫn chính thức là viết một dấu “X” trong ô vuông cạnh tên ứng cử viên (candidate) mà bạn muốn bầu ( vote for), tuy nhiên bạn đánh dấu bằn một dấu gạch (a tick), một con số hay thậm chí vẽ mặt cười (a smiley face) vào thì phiếu bầu vẫn hợp lệ. Uỷ ban bầu cử (The Electoral Commission) nói rằng như vậy lá phiếu không bị lỗi, và vẫn đi thẳng vào vòng kiểm phiếu cuối cùng (final count) miễn là “ý nguyện của cử tri đã rõ rang trên phiếu bầu” (the voter’s intention is clear on a ballot paper)

2.Vì sao ngày bầu cử luôn là ngày thứ Năm?

Ngày tổng tuyển cử luôn được tổ chức vào thứ Năm đó là do truyền thống, hoàn toàn không phải do luật, thực tế người ta được phép tổ chức tổng tuyển cử vào ngày nào trong tuần cũng được. Một trong những giả thuyết đưa ra để giải thích điều này đó là, ngày xưa, ngày thứ Sáu là ngày trả lương (pay day), vì vậy nếu tổ chức bầu cử vào ngày thứ Năm thì tỉ lệ người đi bầu (turnout) sẽ tốt bởi vì các cử tri (voters) sẽ không quá say xỉn. Lần cuối cùng có một cuộc tổng tuyển cử diễn ra không phải là thứ năm là Thứ Ba, 27/10/1931. Trong những năm gần đây, Uỷ ban bầu cử thường gợi ý nên tổ chức ngày bầu cử (Polling Day) vào cuối tuần để nâng cao tỉ lệ người đi bầu

3.Những người bạn “bốn chân”

 Bạn có thể mang chó vào các điểm bầu cử miễn là chúng không làm ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu. Uỷ ban bầu cử cho phép (gives the thumbs up) cho những người bạn đồng hành đặc biệt đó. Những ai có từ hai hay nhiều chó trở lên được quyền yêu cầu nhân viên tại điểm bầu cử………trông chó họ trong khi họ đi bầu. Nếu như bạn…….cưỡi ngựa để đi bầu, nên lưu ý rằng ngựa của bạn cần phải buộc chắc chắn bên ngoài điểm bầu cử

Hot dog

4. Kết quả bầu ngang nhau

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một kết quả hoà – các ứng viên có số phiếu bầu ngang nhau (a tied result)? Trong trường hợp xảy ra tình huống này, cán bộ điều hành bầu cử sẽ quyết định kết quả bằng……..rút thăm (by lot). Ví dụ, tên của các ứng viên có kết quả ngang nhau (tied candidates) có thể viết lên giấy và cho vào mũ rồi rút hoặc sử dụng đồng xu ( a coin) xấp ngửa. Sử dụng cách thức nào sẽ do cán bộ bầu cử quyết định

5. Tỷ lệ người đi bầu cử (turnout)

Tỉ lệ người đi bầu cử thấp nhất trong một cuộc tổng tuyển cử của Anh là vào cuối thế chiến lần thứ nhất (World War I) khi chỉ có 57.2% tỉ lệ cử tri hợp lệ đi bỏ phiếu. Giữa những năm 1922 cho đến 1997 luôn từ 71% trở lên, năm 1950 lên tới 83.9%. Năm 2001, tỷ lệ đạt 59.4%, năm 2005 là 61.4 % và 2010 là 65.1%. Dự tính có khoảng 7.5 triệu người bị thất lạc khỏi cơ quan đăng ký cử tri (the electoral register).

6. Các đơn vị bầu cử (Constituencies)

Toàn Vương quốc Anh được chia thành 650 đơn vị bầu cử nghị viện (parliamentary constituencies), mỗi một đơn vị bầu cử có một nghị sĩ (an MP) làm đại diện tại Viện Thứ Dân(House of Commons). Theo đó, 533 đơn vị bầu cử thuộc Anh (England), 59 đơn vị ở Scotland, 40 ở Wales và 18 ở Bắc Ai Len (Northern Ireland). Về mặt diện tích, đơn vị bầu cử lớn nhất là vùng Ross, Skye và Lochaber bao phủ khoảng 12.000 km2, và khu vực bầu cử ở quận Bắc Islington (Luân Đôn) là nhỏ nhất, chỉ có 7.35 km2 mặc dù có đông hơn 16.283 cử tri so với vùng lớn nhất kể trên.

7. Những cử tri say xỉn (Inebriated electors)

Dù có làm vài chai trước khi đi đến điểm bầu cử, bạn vẫn được chấp nhận. Apparently having a few jars before you head to the polling station is acceptable. Đài BBC (The Beeb) cho biết cán bộ bầu cử không được phép từ chối những cử tri say xỉn (drunk voters). Tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu không bầu nổi, họ sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi để chứng minh rằng bạn có đủ năng lực hành vi. Nếu như thất bạn, bạn sẽ được yêu cầu quay lại khi bạn đã tỉnh táo (sobered up).

8. Chi phí

Dân chủ (Democracy) tốn tiền lắm đấy, không phải miễn phí đâu. Chi phí cho cuộc tổng tuyển cử 2010 là £113.2 triệu bảng ($174 triệu USD). Con số này bao gồm £28.6 triệu bảng ($44 triệu USD) chi phí phân phát hồ sơ ứng cử viên (candidates’ mailings) và £84.6 triệu bảng ($130 triệu USD) chi cho tiến trình bầu cử.

9.Nữ hoàng Anh có được quyền bầu cử không?

God Save the Queen

Có, nhưng mà bà không đi. Website chính thức của Nữ hoàng giải thích rằng “Mặc dù luật pháp về bầu cử không cấm Quân vương (Sovereign) bỏ phiếu trong tổng tuyển cử quốc gia hay bầu cử ở địa phương, nhưng nếu Quân vương mà làm vậy thì lại là vi hiến (unconstitutional). Bởi vì là người đứng đầu Nhà nước (Head of State), Nữ hoàng cần phải trung lập về chính trị (politically neutral), bởi vì chính phủ (Government) sẽ được hợp thành bởi bất kỳ đảng phái (party) chiếm được đa số (command a majority) ở Viện Thứ Dân (Hạ nghị viện)

HOÀNG HUY.

Bản quyền thuộc về English4all.vn